Vụ tiêu 2017 - 2018: Mất mùa nặng, giá rớt thê thảm

24/01/2018 13:20
Thời tiết biến đổi bất thường khiến vụ tiêu 2017 - 2018 nhiều nơi mất mùa nặng, đã thế, bước vào vụ thu hoạch giá rớt chỉ còn 60.000 - 65.000 đồng/kg, giảm gần phân nửa so với cùng thời điểm vụ trước khiến hàng nghìn hộ trồng tiêu đang mất ăn mất ngủ.

Thời điểm cận kề tết Mậu Tuất 2018, người trồng tiêu tại Bình Phước đang trong tình cảnh đứng ngồi không yên bởi tiêu vừa mất mùa lại vừa rớt giá khiến thất thu nặng.

Ghi nhận của phóng viên, tại vườn tiêu đang trong thời kỳ thu hoạch của gia đình ông Phí Ngọc Hải ở xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp nhiều ngày qua vẫn chưa thuê nhân công đến thu hoạch. Ông Hải cho biết, nhìn các dây tiêu ít trái và nghĩ đến giá tiêu rồi lo đến việc trả tiền công hái lại thấy nản. Theo tính toán của ông, vụ này, vườn tiêu của gia đình chỉ thu được khoảng trên 1 tấn. Trong khi đó, mọi năm, con số này thường phải gấp từ 3 - 4 lần.

“Công hái là 150.000 đồng/ngày mà do tiêu không được mùa nên mỗi ngày chỉ hái được khoảng 5 - 6kg. Như vậy, tính ra chi phí tiền thuê công hái đã mất một nửa tiền bán, còn phân tro, chăm sóc, tính ra một năm trời mất công không", ông Hải cho biết.

Cũng theo ông Hải, những diễn biến cực đoan của thời tiết trong năm vừa qua thực sự đã gây tác động không nhỏ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của loại cây vốn được xếp vào khó tính như cây tiêu. Sau hạn hán nặng nề, tiêu chưa kịp hồi phục lại phải tiếp tục gánh chịu những đợt mưa kéo dài.

Theo quan sát của các hộ dân, ảnh hưởng nặng nhất là giống tiêu Vĩnh Linh. Dù người dân đã dùng nhiều biện pháp cứu chữa nhưng sản lượng tiêu vẫn bị sụt giảm trầm trọng, chỉ đạt khoảng 30% của năm trước.

Nhà nông Bùi Văn Hai ở ấp Phước Tiến, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp cho biết, mùa mưa kéo dài dẫn đến cây tiêu sinh trưởng không đều như mọi năm. Trong khi đó, bà con phải ra sức chăm sóc, cứu vãn tình hình bằng việc đổ tiền chạy vạy nhờ công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến để tư vấn hỗ trợ kỹ thuật giúp cây tiêu ra bông, đậu trái nhưng kết quả cũng không được như mong đợi.

Không chỉ mất mùa, vụ thu hoạch tiêu năm nay còn tiếp tục đối mặt giá "lao dốc". Giá tiêu hiện chỉ còn 60.000 - 65.000 đồng/kg, mất phân nửa so với thời điểm tiêu cao giá và dự báo sẽ không có tín hiệu khả quan hơn trong suốt mùa vụ 2018.

Diện tích tiêu tăng quá nhanh dẫn đến tình trạng cung vượt cầu đang bắt đầu để lại những hệ lụy. "Mất mùa, mất giá thì sẽ đẻ ra hệ lụy không chỉ năm nay mà các năm sau nữa khi chi phí đầu tư cho vụ sau sẽ bị giảm bớt. Đáng ra đầu tư 10 đồng nhưng năm sau bà con chúng tôi chỉ có thể bỏ 2 - 3 đồng, vì vậy, sản lượng các năm tiếp theo giảm xuống là điều khó tránh khỏi", nhà nông Vũ Đức An ở ấp Phước Tiến, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp than thở.

Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Bích Lệ, Phó chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh cho biết, năm nay thời tiết biến đổi, nhiều vườn tiêu mất trắng. Phần lớn còn lại là năng suất giảm. Mặc dù mất mùa, nhưng hàng không khan hiếm, nên giá lại giảm với mức thấp nhất 3 năm qua. Năm 2016 giá tiêu rất cao, năm nay chỉ còn 60.000 - 65.000 đồng/kg. 

Nhiều nguyên nhân khiến tiêu mất giá, thứ nhất vì thị trường, cung vượt cầu. Diện tích tiêu của “thủ phủ” tiêu Bình Phước là Lộc Ninh tăng nói riêng và các tỉnh khu vực miền Đông đều tăng lên. Nguyên nhân thứ hai là chất lượng sản phẩm. Dù tiêu Lộc Ninh đã đăng ký thương hiệu, nhưng không phải là tất cả, nhiều hộ vẫn trồng tiêu và tự tìm nguồn tiêu thụ nên khi không đảm bảo chất lượng là bị ép giá ngay.

“Không phải bây giờ, mà từ lâu, tỉnh Bình Phước đã có kế hoạch quy hoạch diện tích tiêu. Nhưng diện tích vẫn tăng, vì người dân thấy giá cao, ham nên tăng tự phát. Chúng tôi đang có những khuyến cáo cụ thể về kỹ thuật chăm sóc tiêu, bên cạnh đó, người dân không tiếp tục tăng diện tích”, bà Lệ nói.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
7 giờ trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
7 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
7 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
8 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
8 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.196.136 VNĐ / tấn

165.40 JPY / kg

8.82 %

- 16.00

Đường

SUGAR

10.627.118 VNĐ / tấn

18.68 UScents / lb

0.85 %

- 0.16

Cacao

COCOA

216.091.315 VNĐ / tấn

8,374.00 USD / mt

1.62 %

- 138.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

202.461.381 VNĐ / tấn

355.88 UScents / lb

2.93 %

- 10.75

Gạo

RICE

15.352 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.207.606 VNĐ / tấn

971.09 UScents / bu

0.60 %

- 5.91

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.095.497 VNĐ / tấn

284.60 USD / ust

0.53 %

+ 1.50

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Áp thuế mạnh tay với nhiều quốc gia, Mỹ sắp đánh rơi một ‘mỏ vàng tỷ đô’ vào tay Brazil
9 giờ trước
Brazil sắp hưởng lợi lớn khi "cá mập" Trung Quốc chuyển hướng nhập khẩu nông sản từ quốc gia này.
Hàng trăm nghìn tấn ‘hạt vàng’ từ Mỹ vừa đổ bộ Việt Nam giá siêu rẻ: Thuế nhập khẩu 0%, nước ta tiêu thụ đứng thứ 3 thế giới
9 giờ trước
Mỹ là nhà cung cấp chiếm đến 86% trong tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam.
Sầu riêng xuất khẩu còn ít hơn chuối
11 giờ trước
Sầu riêng là trái cây vua nhưng xuất khẩu vẫn còn ngập trong khó khăn, giá giảm mạnh giữa lúc mùa sầu riêng đang bắt đầu
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
1 ngày trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.