Vừa cắt dòng chảy khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine, Nga khai phá ‘mỏ vàng’ béo bở tại một quốc gia châu Á, nhu cầu sắp tăng phi mã

18/11/2024 06:16
Một quốc gia châu Âu sẽ phải nói lời tạm biệt với khí đốt Nga kể từ tháng này.
Vừa cắt dòng chảy khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine, Nga khai phá ‘mỏ vàng’ béo bở tại một quốc gia châu Á, nhu cầu sắp tăng phi mã - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Vào ngày 15/11, Nga đã thông báo rằng họ sẽ đình chỉ việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine tới Áo, báo hiệu sự kết thúc của dòng chảy khí đốt cuối cùng từ Moscow tới châu Âu. Đây chính là tuyến đường xuất khẩu khí đốt lâu đời nhất của Nga sang châu Âu từ trước tới nay.

Việc Moscow đình chỉ cung cấp khí đốt cho Áo - nước nhận khí đốt chính qua Ukraine , có nghĩa là Nga hiện sẽ chỉ cung cấp khí đốt cho Hungary và Slovakia. Để so sánh, trước đó Nga đã đáp ứng 40% nhu cầu khí đốt của Liên minh châu Âu trước khi xung đột với Ukraine diễn ra.

Theo dữ liệu do Oilprice tổng hợp, Nga đã vận chuyển khoảng 15 tỷ mét khối khí đốt qua đường ống tại Ukraine vào năm 2023, chỉ chiếm 8% lượng khí đốt cao điểm của Nga đến châu Âu qua các tuyến đường khác nhau trong năm 2018-2019.

Cũng trong năm 2023, tuyến đường quá cảnh qua Ukraine đã đáp ứng 65% nhu cầu khí đốt ở Áo và các nước láng giềng phía đông Hungary và Slovakia. Ukraine cho biết họ không có kế hoạch gia hạn thỏa thuận này cho đến năm 2025 trong nỗ lực ngăn cản Nga tạo ra doanh thu từ năng lượng và tài trợ cho các hoạt động quân sự.

Nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Áo cho biết họ đã chuẩn bị cho việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga và có thể cung cấp khí đốt cho khách hàng của mình bằng cách nhập khẩu qua Đức, Ý và Hà Lan.

Trong diễn biến mới nhất, Nga đang để mắt tới tuyến đường khí đốt mới đến Trung Quốc, đặt cược lớn vào nhu cầu ngày càng tăng tại quốc gia châu Á này. Cụ thể, đó là đường ống thông qua Kazakhstan, có khả năng cung cấp tới 35 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm.

Được công bố bởi Phó Thủ tướng Alexander Novak, kế hoạch này được đưa ra khi Moscow chuyển hướng mạnh mẽ về phía Bắc Kinh, đã vận chuyển 40 tỷ mét khối khí đốt cho gã khổng lồ châu Á trong năm nay. Với việc châu Âu hiện đã bị loại khỏi cuộc chơi, Trung Quốc là khách hàng năng lượng hàng đầu của Điện Kremlin, nga y cả khi khí đốt chỉ chiếm 2,8% tổng năng lượng của Bắc Kinh.

Trung Quốc thích khí đốt và nhu cầu của nước này ngày càng tăng. Tiêu thụ trong nước tăng 8,8% trong 8 tháng đầu năm, đạt 283 tỷ mét khối, được thúc đẩy bởi hệ thống sưởi đô thị, công nghiệp và nỗ lực thay thế xe tải diesel bằng LNG . Đến năm 2040, nhu cầu khí đốt tự nhiên ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng hơn 50%.

Đối với Moscow, đường ống này sẽ là cứu cánh trong nỗ lực củng cố mối quan hệ với Bắc Kinh và lấp đầy khoảng trống doanh thu mà châu Âu để lại. Cơn đói khí đốt của Trung Quốc đang thúc đẩy các động thái khi nước này bắt đầu quá trình nhập khẩu lâu dài, dự báo Nga sẽ tiếp tục phải giảm giá khí đốt để thu hút khách hàng Trung Quốc tương tự những gì đã làm với dầu thô.

Theo Oilprice

Tin mới

Lần đầu tiên Việt Nam có "Nhà máy Livestream" hoạt động 24/7
10 giờ trước
Nhà máy Livestream này được trang bị công nghệ và khả năng phát sóng hiện đại nhất, sẽ nâng cao trải nghiệm mua sắm sản phẩm ngành làm đẹp
Loạt iPhone cũ liên tục 'cháy hàng', giá giảm sâu chưa từng có
10 giờ trước
Nhu cầu mua sắm iPhone cũ ngày càng tăng, cộng thêm các ưu đãi độc quyền từ các nhà bán lẻ giúp người dùng sở hữu máy với giá tiết kiệm hàng triệu đồng.
Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD
11 giờ trước
“Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay” - ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - chia sẻ với PV Tiền Phong chiều 1/4.
Giá vàng lập đỉnh rồi quay đầu, nhà đầu tư nên mua hay bán?
11 giờ trước
Trong phiên giao dịch chiều nay (1/4), giá vàng quay đầu giảm sau phiên sáng tăng mạnh lên gần mốc 103 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng vẫn neo quanh mốc 102 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.
Xe Nhật ngược dòng tăng giá tại Việt Nam: Gần 10 mẫu, có mẫu tăng 600 triệu dù không bán nhiều
11 giờ trước
Tất cả những mẫu xe tăng giá bán trong quý I/2025 đều đến từ các thương hiệu Nhật Bản và đều là xe phổ thông.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.895.162 VNĐ / thùng

74.09 USD / bbl

0.54 %

- 0.40

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.811.336 VNĐ / thùng

70.81 USD / bbl

0.55 %

- 0.39

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.755.229 VNĐ / m3

3.98 USD / mmbtu

0.61 %

+ 0.02

Than đá

COAL

2.625.810 VNĐ / tấn

102.65 USD / mt

0.34 %

- 0.35

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
11 giờ trước
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Quyết định số 07 quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Rời xa khí đốt Nga, châu Âu gặp bão tố: Cần lượng LNG khổng lồ để ‘chạy KPI’, phải mua với giá 'cắt cổ' để tranh giành với châu Á
12 giờ trước
Các địa điểm lưu trữ khí đốt trên khắp EU phải đạt tỷ lệ lấp đầy 90% vào ngày 1/11 khiến châu Âu đang rơi vào tình trạng ‘mất ăn mất ngủ’.
Nhờ 1 mũi khoan 5.000m xuống đáy biển, quốc gia nhỏ bé chưa đến 1 triệu dân đổi đời - sắp thành 'petrostate' bình quân đầu người cao nhất thế giới
15 giờ trước
Chỉ trong 6 năm, một trong những quốc gia nghèo nhất Nam Mỹ, Guyana, đã nổi lên như một một petrostate (quốc gia dầu mỏ) mới của thế giới. Thậm chí, quốc gia với dân số chưa đến 1 triệu người này còn sắp trở thành nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 của Nam Mỹ.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bắt tay 'ông lớn' logistics hàng đầu thế giới, giao hàng 'thần tốc' đến khách châu Âu chỉ trong 24 giờ
1 ngày trước
Khách hàng sở hữu xe VinFast có thể nhận phụ tùng nhanh chóng, thậm chí trong vòng 24 giờ đối với các trường hợp khẩn cấp nhờ hệ thống của DHL.