Bên lề buổi lễ ký kết hợp tác giữa tập đoàn IPP và Lotte Dutyfree, chúng tôi đã có trao đổi với ông Johnathan Hạnh Nguyễn, sáng lập kiêm Chủ tịch IPP về các kế hoạch kinh doanh của tập đoàn thời gian tới cũng như kỳ vọng muốn "kéo" 20 triệu khách du lịch quốc tế tới mua sắm tại Việt Nam thông qua việc mở các trung tâm hàng miễn thuế trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
Ông có thể chia sẻ về ý nghĩa của việc hợp tác giữa IPP và Lotte Dutyfree về việc mở cửa hàng miễn thuế dưới phố (downtown dutyfree) tại Tràng Tiền Plaza sắp tới đây?
Tập đoàn IPP của chúng tôi đã định hướng đầu tư phát triển du lịch bán lẻ hơn 35 năm trước, xu hướng phát triển của một đất nước không thể không đi kèm với sự phát triển của ngành du lịch và kinh doanh bán lẻ du lịch. Sau khi mở thành công đường bay từ Việt Nam đi Philippines, tôi đã tập trung phát triển cửa hàng miễn thuế tại các sân bay lớn của Việt Nam và đàm phán đem về hơn 108 thương hiệu quốc tế và đầu tư phát triển các trung tâm thương mại cao cấp.
Gần 20 năm nay IPPG đã hợp tác với công ty DFS tại các sân bay Việt Nam, khai thác kinh doanh cửa hàng miễn thuế. Khách du lịch khi đến mua sắm, điều đầu tiên họ sẽ hỏi khu hàng miễn thuế ở đâu, khu outlet ở đâu, giống như bạn đi Hàn Quốc, Ý, Thuỵ Sỹ, bất cứ nước ngào cũng có một khu downtown dutyfree. Giờ đây, với Lotte Duty Free, chúng tôi đã hoàn thành mảnh ghép và hy vọng sự hợp tác cùng lúc với hai đối tác kinh doanh cửa hàng miễn thuế lớn nhất trên thế giới này sẽ tạo nên bước đột phá trong việc phát triển ngành du lịch của Việt Nam: tăng thu ngoại tệ cũng như thu hút nhiều khách du lịch phân khúc cao cấp mạnh tay chi tiêu mua sắm đến Việt Nam và lưu trú dài hạn trong thời gian tới. Dự kiến các liên doanh của IPPG sẽ đem đến hơn 20 triệu du khách mỗi năm sau khi bệnh dịch Covid được khống chế.
Vừa qua, việc Dior và sắp tới là LV di dời ra tòa nhà riêng của họ khỏi Tràng Tiền Plaza, đây cũng là cơ hội cho IPP và TTP đưa thêm nhiều thương hiệu mới đẳng cấp cùng tham gia mở cửa hàng kinh doanh. Sắp tới đây chúng tôi sẽ có 6-8 thương hiệu mới thế chỗ các ông lớn rời đi, như vậy người Hà Nội sẽ không phải bay vào TP.HCM mua sắm.
Đây là thắng lợi lớn không chỉ riêng cho IPP, cho Hà Nội nói riêng mà cả Việt Nam nói chung. Trước đây khách quốc tế đến Việt Nam mang 5.000 USD, có khi họ mang về 4.990 USD vì không biết tiêu cái gì, có hàng miễn thuế họ mới thích. Mơ ước của tôi đã hoàn thành.
Chúng ta tự hào sau dịch Covid VN sẽ phát triển, Chính phủ và các Bộ ban ngành hợp lực khống chế dược dịch bệnh, chúng ta vẫn tăng trưởng 2,1% là động lực thúc đẩy mạnh hơn nữa. Thường người ta nói lùi một bước nhảy 3 bước, nhưng với tôi xác định lùi 1 bước nhảy 10 bước, bằng những dự án chúng ta có thể đem hàng chục triệu khách vô Việt Nam, tối thiểu 20 triệu người, chỉ cần 100 USD thôi là chúng ta có 2-3 tỷ USD rồi, chúng tôi nói là làm. Bên Lotte đã có thiết kế và thi công, quý 3/2021, chúng ta có downtown duty free đầu tiên tại Hà Nội.
Việc mở cửa hàng dutyfree tại Tràng Tiền Plaza, Lotte sẽ tự tìm khách cho họ, họ có hơn 200 thương hiệu. Khi chúng tôi mở cửa hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế Cam Ranh, Lotte là đối tác của chúng tôi nọ đưa vào gần 3 triệu khách, năm ngoái Cam Ranh đón 6,8 triệu kháh. Do đó tôi kỳ vọng Hà Nội sẽ đón lượng khách rất lớn từ Lotte Dutyfree.
Các khu mua sắm lớn thường đặt tại các vị trí trung tâm đông người qua lại, vậy ông giải bài toán quỹ đất như thế nào?
Trung tâm thương mại với hàng cao cấp phải được đặt ở vị thế đắc địa chứ không phải muốn xây ở đâu thì xây. Các thương hiệu quyết định việc đặt cửa hàng ở đâu nên chúng tôi phân phối 108 thương hiệu thì mới có hơn hai chục thương hiệu ra Hà Nội. Khi Dior rời đi, sẽ có 4-5 cửa hàng thay thế, chúng tôi đem thương hiệu từ HCM ra Hà Nội, người Hà Nội sẽ không phải bay vào TP.HCM mua sắm.
Chúng tôi nhắm đến các khu đất xung quanh như Bờ Hồ, các khách sạn đang xây dựng, chúng tôi đang thăm dò họ có thể chia sẻ, nếu không có 3.000m2 nhân lên 6 tầng thì có thể chia sẻ 2.000m2 nhân 4 tầng, còn đất Hà Nội như Tràng Tiền thì đúng là giờ không tìm nổi.
Như Apple, họ muốn mở một flagship với một địa điểm thật đẹp, vị trí phải đắc địa, nhưng đúng là kiếm không ra mặt bằng.
Chúng tôi mong muốn mở cửa hàng tại các vị trí trung tâm nhưng đất Hà Nội không phải vàng bạc mà là đất kim cương, chúng ta hi sinh cái gì lấy được gì, lấy được khách du lịch nhưng cái áo chật quá nên chúng tôi xin đề xuất với SCIC và Ủy Ban nhân dân Thành phố Hà Nội tạo điều kiện cho chúng tôi có được một khu đất lớn hơn để đầu tư một trung tâm thương mại đẳng cấp tương đương như Tràng Tiền Plaza tại Thành phố Hà Nội để phát triển nhu cầu mua sắm của người dân Việt Nam.
Sự khác biệt giữa cửa hàng miễn thuế tại sân bay và dưới phố (downtown dutyfree) là gì thưa ông?
Cửa hàng ở sân bay hạn chế, không phải muốn mở cửa hàng diện tích bao nhiêu cũng được, rất hạn chế. Như cửa hàng dưới phố 600m2 thì ở sân bay chỉ 200m2, chưa kể khách du lịch luôn vội, họ không có thời gian ngắm nghía, còn ở trong phố họ có thể thử, ngắm, đi cả ngàn mét vuông cũng được.
Thứ hai là tiền đầu tư, đầu tư một cửa hàng tại sân bay mất cả vài chục triệu USD vì kén chọn lắm, nhưng doanh thu không bằng dưới này, so sánh thì ở sân bay đầu tư 1 doanh thu được 2 thì ở dưới phố bỏ 10 thu về 50.
Nhà nước hiện đã có chính sách cho mua online dutyfree, điều này thúc đẩy các cửa hàng miễn thuế, khách mua online sau đó đến các pickup couter để lấy hàng.
Cửa hàng miễn thuế tại sân bay Cam Ranh, sắp tới IPP và Lotte sẽ mở các cửa hàng miễn thuế dưới phố4
Ông đánh giá nền kinh tế Việt Nam 2021 như thế nào?
Năm 2020 chúng ta vẫn tăng trưởng dương cỡ 2,4% nhưng 2021 chúng tôi tiên đoán dịch bệnh vẫn chưa thể hết ngay được, khách du lịch còn phải chờ hiệu quả vaccine, cũng phải cuối năm vì chẳng thà an toàn trước hết, sinh mạng con người trên hết, không vì quyền lợi mà hi sinh an nguy của người dân. Việt Nam hãnh diện là tất cả mọi người đều được tự do đi lại, đây là điều mà các nước khá mơ ước.
Năm 2021 vẫn có khó khăn. Chúng tôi có quy dự phòng 2.000 tỷ chưa sử dụng đến, các công ty con vẫn vững mạnh. Dịch bệnh vừa rồi ai cũng nghĩ hàng hiệu đi xuống nhưng thực sự hàng hiệu cất cánh vì các tín đồ hàng hiệu không ra nước ngoài mua sắm được, họ gọi điện thoại chúng tôi mang đến, tăng trưởng là có thật.
Nhưng mảng kinh doanh tại sân bay của IPP thì sao thưa ông?
Chúng tôi không tha thiết mở cửa vì chúng ta phải bảo vệ người dân trong nước đã, tôi không vì quyền lợi của bản thân, thà tôi bị thương để bảo vệ nhân dân của chúng ta, tôi có thiệt hại nhưng cá nhân tôi chịu, không để cộng đồng và đất nước chúng ta chịu.
Nếu không có khách quốc tế, thì các cửa hàng dutyfree mở ra cũng không có khách?
Đó là lí do chúng tôi không mở ngay. Khách quốc tế lấy đâu ra, chắc phải tháng 9 năm 2021 mới cso khách quốc tế quay lại. Do đó chúng ta có thời gian, để xây dựng downtown duty fee phải mất 8 tháng là ít, các thương hiệu phải bay sang, họ cân đong đo đếm từng nửa thước, gọi là cạnh tranh với nhau, mình hài hoà nhu cầu của các thương hiệu, mở ra sớm chưa được gì hết.
Ông đánh giá về xu hướng mua hàng hiệu của giới trung lưu Việt Nam như thế nào?
Tôi tưởng giới tỉ phú đại gia mua hàng cao cấp nhưng theo danh sách chục ngàn khách hàng của chúng tôi thì thấy tầng lớp trung lưu họ cũng có nhu cầu mua sắm. Tầng lớp trung lưu chúng ta đang lớn mạnh, họ muốn dành dụm lại mua một món quà cho xứng đáng. Họ không phải mua ồ ạt không suy nghĩ, họ thích hàng hiệu và phân chia thành nhiều tầng lớp, không phải ai cũng chọn thương hiệu số 1, số 2, nên vẫn còn nhiều cơ hội cho các thương hiệu khác.
Nếu người Việt muốn mua hàng tại các cửa hàng miễn thuế thì sao thưa ông?
Tôi đang xin chủ trương cho phép người Việt được trả thuế, cũng như mua hàng nhập khẩu, xây dựng hệ thống quản lý như thế nào cho chặt chẽ để người Việt mua nộp thuế ngay, hoặc thời hạn nộp thuế trong 30 ngày. Tôi vận dụng FTA Việt Nam EU, khi đó hàng rẻ rồi. Tại sao để người Việt Nam ngóng hàng đó, cửa hàng miễn thuế để người Việt Nam vào mua, tư duy lại có bất đồng thuế nào hay không, tôi ký FTA Việt Nam, hàng đó năm nay thuế 20%, sau 3 năm để cho người Việt Nam mua thuế 0%? Đó là bài toán tôi muốn vận dụng, nếu tổ chức thu thuế thì Nhà nước được thêm tiền thuế.
Ông có thể chia sẻ về kế hoạch tiếp theo của IPP?
Với xu hướng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch của cả nước, trong những năm tới, tập đoàn IPP đang cùng với các đối tác xin phép xây dựng trung tâm tài chính, các Smart Airport city, các khu du lịch giải trí và Factory Outlet có quy mô lớn tại các Khu Phi thuế quan như: Phú Quốc, Đà Nẵng, Long Thành và Bắc Vân Phong và với tham vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư, và sau đại dịch, chúng tôi sẽ đem đến cho Việt Nam hàng chục triệu khách du lịch từ Châu Á, Châu Âu và nhiều nước khác đến tham quan, mua sắm.
Dự kiến những Khu Phi thuế quan, Factory Outlet này sẽ tiêu thụ từ 3 đến 5 tỷ USD hàng hóa của EU, và Mỹ, từ đó giúp cân bằng cán cân thương mại giữa Việt Nam và các nước.
Xin hỏi ông câu cuối cùng, nhìn lại năm 2020, điều ông tự hào nhất về Việt Nam là gì?
Chống dịch hiệu quả, chắc chắn rồi.
Xin cảm ơn ông.