Vùng ven Hà Nội sốt đất ảo

30/06/2021 10:59
Người dân và chính quyền huyện Mê Linh (TP Hà Nội) đều khẳng định không có chuyện giá đất ở vùng ven này tăng "nóng".

Năm 2008, khi huyện Mê Linh từ tỉnh Vĩnh Phúc chính thức sáp nhập về Hà Nội đã đánh dấu sự thay đổi lớn trên thị trường bất động sản (BĐS) của địa phương này. Thời điểm đó, nhiều dự án được quảng bá sẽ thay đổi bộ mặt của huyện ngoại thành Hà Nội với hạ tầng, tiện ích đầy đủ, không ít người dân đã về đây tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Dự án "đắp chiếu"

Thế nhưng đến nay, địa phương này vẫn đang loay hoay với bài toán hạ tầng, còn các dự án BĐS gần như "án binh bất động". Một số ít dự án thi công rồi bỏ dở nhiều năm qua, nhường đất cho cỏ dại mọc um tùm.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, nhiều dự án trên địa bàn xã Tiền Phong như: Cienco 5, Minh Giang Đầm Và, khu đô thị Hà Phong, khu đô thị Minh Đức - Mê Linh Vista City… đều chậm triển khai, thi công dang dở. Đáng chú ý, khu đô thị Hà Phong (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) được khởi công từ năm 2004 đến nay vẫn chưa hoàn thành, hàng loạt căn biệt thự bỏ hoang. Thậm chí, khu đô thị còn trở thành nơi chăn thả trâu, bò của người dân địa phương.

Tương tự, khu đô thị Hà Phong có tổng vốn đầu tư 900 tỉ đồng do Công ty CP Hà Phong làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành vào năm 2014 nhưng đến nay cũng chỉ có các căn biệt thự được xây dựng xong phần thô đã bỏ hoang nhiều năm nay. Lác đác một vài căn đã hoàn thiện và có người ở, một số căn cho thuê.

Một dự án khác là Mê Linh Vista City cũng nằm trên địa bàn xã Tiền Phong, chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư Thương mại và Du lịch Minh Đức. Dự án được giới thiệu rầm rộ vào năm 2016 nhưng đến cuối năm 2020 vẫn chưa hoàn thiện hạ tầng. Nhiều nơi trong khu đô thị đầy đất hoang với cỏ dại. Dù vậy, từ tháng 4-2020, đơn vị này vẫn tiến hành chào bán căn hộ cho khách hàng với giá từ 19-25 triệu đồng/m2.

Thống kê cho thấy trên địa bàn huyện Mê Linh có khoảng 60 dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai; trong đó có 47 dự án đô thị và 13 dự án khác được giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất chậm triển khai, với tổng diện tích khoảng 2.140 ha. Tất cả 60 dự án đều đã hết hạn đầu tư và phải thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.

Đến nay, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với 7 dự án, còn 53 dự án chưa được phê duyệt điều chỉnh.

Vùng ven Hà Nội sốt đất ảo - Ảnh 1.

Hàng loạt biệt thự xây thô rồi bỏ hoang ở huyện Mê Linh, TP Hà Nội

Thị trường vẫn trầm lắng

Hàng loạt dự án chậm triển khai hơn một thập kỷ, nhiều biệt thự xây thô bỏ hoang nhiều năm nhưng thời gian gần đây tại huyện Mê Linh lại xuất hiện những thông tin đồn thổi về giá đất tăng cao đã kích thích nhiều nhà đầu tư tìm về. Tuy nhiên, sau khi khảo sát về hạ tầng, chứng kiến cảnh dự án bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, các nhà đầu tư không mặn mà. Minh chứng cho việc sốt đất ảo ở Mê Linh là hàng loạt điểm giao dịch, tư vấn BĐS tại đây đều cửa đóng then cài, không có cảnh nhộn nhịp nhà đầu tư như các thông tin truyền miệng.

Đất nền tại một số dự án ở huyện Mê Linh được chào bán với mức giá từ 17 đến gần 30 triệu đồng/m2 tùy vị trí, còn những căn biệt thự xây thô có giá trên 35 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, theo người dân địa phương, mức giá này là ảo chứ gần như không có giao dịch. Ông Trần Văn Thái (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) cho biết các hoạt động mua bán ở khu vực này khá im ắng. "Thi thoảng có một vài nhà đầu tư đến tìm hiểu về dự án nhưng sau khi tham quan toàn khu đô thị thì họ đều rời đi. Các điểm giao dịch BĐS trước đây còn hoạt động rầm rộ, nhân viên đông, quảng cáo nhiều nhưng lâu nay rất trầm lắng" - ông Thái chia sẻ.

Trước những thông tin về sốt đất, ông Ngô Minh Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Tiền Phong, khẳng định giao dịch mua bán BĐS trên địa bàn thời gian qua rất trầm lắng, hoàn toàn không có sốt đất như các thông tin đồn thổi trên mạng, cũng không có tình trạng nhà đầu tư "nườm nượp đổ về mua đất" ở Mê Linh. Theo ông Cường, vào đầu năm 2021, cũng giống như một số khu vực khác ở Hà Nội, có nhiều người quan tâm đến BĐS Mê Linh nhưng rất nhanh sau đó thị trường đã nguội trở lại.

UBND huyện Mê Linh đã có văn bản yêu cầu Phòng Quản lý Đô thị huyện chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương trong việc thực hiện công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển hạ tầng… nhằm minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
10 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
3 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
3 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
4 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
4 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

"Pháp sư" Mr. Xuân Hoàn thay áo mới cho VinFast VF 3: mini Defender phiên bản "hoàng tử bóng đêm", cặp đèn pha đổi màu theo ý thích
8 giờ trước
Chiếc VinFast VF 3 phiên bản all black được xem là độc nhất vô nhị trên thị trường hiện nay.
Một ông lớn Trung Quốc trình làng xe hybrid phạm vi hoạt động trên 1.500 km: Tiêu thụ 4,71L/100km, sạc nhanh chưa đến 30 phút
8 giờ trước
Mẫu xe có tên Roewe iMax8 DMH với phạm vi hoạt động 1.536 km với giá khởi điểm hơn 700 triệu đồng.
Kia Seltos 2025 lộ diện trên đường: Thiết kế mới, có điểm giống xe điện, dễ thêm hybrid đấu Xforce, Yaris Cross
9 giờ trước
Thế hệ mới của Kia Seltos vẫn sẽ giữ kiểu dáng góc cạnh như trước nhưng sẽ thay đổi lớn ở mặt trước và sau.
Nhiều hãng xe lần đầu lắp ráp tại Việt Nam: Phần lớn từ Trung Quốc, xe thuộc nhiều phân khúc, xuất xưởng từ năm sau
13 giờ trước
Xu hướng xây nhà máy và nội địa hóa ô tô tại Việt Nam đang cho thấy rõ mục tiêu phát triển nghiêm túc của nhiều hãng mới gia nhập thị trường.