Vướng đền bù cho chủ đất, một dự án bất động sản "đứng hình" 20 năm

15/09/2022 12:23
Nhà đầu tư ngày càng khó thương lượng với người dân để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, nhất là đối với các phần diện tích đất còn lại cuối cùng trong khu vực dự án do các thửa đất này thường thuộc về giới “đầu nậu”, giới “đầu cơ” đất đai.

Góp ý Dự thảo Luật đất đai sửa đổi, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) có xin ý kiến Quốc hội về 05 vấn đề, trong đó có cơ chế tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho biết, tất cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đều rất mong muốn được tiếp cận nguồn lực đất đai thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, bởi lẽ trong 20 năm gần đây thì nhà đầu tư ngày càng khó thương lượng với người dân để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, nhất là đối với các phần diện tích đất còn lại cuối cùng trong khu vực dự án do các thửa đất này thường thuộc về giới “đầu nậu”, giới “đầu cơ” đất đai (đứng đằng sau người sử dụng đất).

Ông Châu dẫn ví dụ một dự án bất động sản cao cấp hơn 7 ha tại quận 2 (nay thuộc TP. Thủ Đức) chỉ vướng 2% diện tích đất do chủ đất gây khó mà mãi sau 9 năm mới bồi thường được với giá “khủng” nên dự án đã bị “đứng hình” 9 năm.

Còn Dự án Khu đô thị mới Bình Trưng Đông - Cát Lái quy mô 254 ha do Công ty Xây dựng Kinh doanh nhà Phú Nhuận làm chủ đầu tư chính với 14 chủ đầu tư dự án thành phần chỉ vì không bồi thường được cho chủ một số thửa đất trong dự án mà bị “đứng hình” 20 năm qua dẫn đến 14 doanh nghiệp chủ đầu tư và hàng trăm khách hàng góp vốn vẫn còn bị “mắc kẹt” 20 năm qua.

Vướng đền bù cho chủ đất, một dự án bất động sản đứng hình 20 năm - Ảnh 1.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM.

Vị chủ tịch HoREA cho rằng, nếu thực hiện chủ yếu phương thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thì còn xây dựng được môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ông Châu cho rằng, Nghị quyết số 18 chủ trương "thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất" là định hướng lâu dài, đúng đắn.

Do đó, cần phải có lộ trình để tổ chức phát triển quỹ đất, trong đó có trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh dần đủ năng lực hoạt động và tích lũy được nguồn lực tài chính để bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, theo giá thị trường, tái định cư thỏa đáng cho người dân có đất bị thu hồi.

Sau đó, Nhà nước sử dụng một phần quỹ đất này để thực hiện các công trình công cộng như đường giao thông, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ lợi ích công cộng; một phần quỹ đất phục vụ tái định cư tại chỗ cho người dân có đất bị thu hồi; phần quỹ đất còn lại đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư dự án sản xuất kinh doanh là rất thỏa đáng, đảm bảo được “hài hoà lợi ích” giữa người dân, nhà đầu tư và Nhà nước đại diện cho lợi ích công cộng.

"Toàn bộ chênh lệch địa tô được thu về ngân sách nhà nước để phục vụ lợi ích công cộng nên dễ được người dân đồng tình, đồng thuận vì toàn bộ chênh lệch địa tô này không chỉ rơi vào túi tư nhân", ông Châu nói.

Tuy nhiên, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM chỉ ra điều bất cập là trong nhiều năm qua do nguồn lực tài chính của Nhà nước và năng lực của trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh có hạn, nên Nhà nước không thể giải phóng mặt bằng để tạo lập đủ quỹ đất, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án để lựa chọn nhà đầu tư. Thể hiện rất rõ là trong nhiều năm qua chỉ có rất ít khu đất được Nhà nước đưa ra đấu giá, đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư.

Bất cập nữa liên quan đến dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), ông Châu cho hay dự thảo không cho phép nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án nhà ở xã hội mà nhiều tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản tư nhân đã làm được trong nhiều năm qua.

Vấn đề tồn tại cần được xử lý là việc cho phép tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì làm thế nào để chống thất thu ngân sách nhà nước, chống thất thoát tài sản công là nguồn lực đất đai.

Theo ông Châu, nghị quyết số 18 cho phép thực hiện hai phương thức tạo lập quỹ đất để lựa chọn nhà đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại. Tuy nhiên, dự thảo luật này lại chỉ quy định một phương thức tạo lập quỹ đất là "Nhà nước thu hồi đất" và lựa chọn nhà đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại "thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất".

Do đó, ông Châu đề nghị thực hiện đúng và đầy đủ nội dung nghị quyết số 18 với hai phương thức tạo lập quỹ đất để lựa chọn nhà đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại.

Một là "thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất".

Hai là "thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại", phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Do vậy, Hiệp hội đề nghị xây dựng hoàn thiện khoản 1 Điều 68 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).


Tin mới

Báo động đỏ: Hơn 1 tỷ điện thoại Android và iPhone đối diện nguy cơ tấn công mạng nghiêm trọng
32 phút trước
Theo báo cáo mới nhất của công ty an ninh mạng Lookout, hơn 1 tỉ điện thoại Android và iPhone đang phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công mạng bởi một lý do.
Xe máy Honda giá rẻ ngang ngửa Wave Alpha có gì hot?
37 phút trước
Với mức giá chưa đến 20 triệu đồng, đây mẫu xe số bình dân nhưng có thiết kế trẻ trung, động cơ ổn định và giá bán quá hấp dẫn.
Vụ gần 600 loại sữa giả: Nói thẳng về 'kẽ hở' giúp doanh nghiệp gian dối
3 phút trước
Có một nghịch lý vì sao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế TP. Hà Nội đã 2 lần kiểm tra nơi sản xuất của gần 600 loại sữa giả nhưng lại không phát hiện vi phạm? Lực lượng quản lý thị trường TP. Hà Nội khẳng định trong suốt 4 năm qua không kiểm tra các loại sữa giả này vì không phải thuộc diện quản lý. Vậy kẽ hở nào giúp doanh nghiệp làm ăn gian dối?
Miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu trên TMĐT: Thị trường nội có đáng lo?
10 phút trước
Nhiều doanh nghiệp nội đang khó khăn chồng chất khó khăn lại chịu thêm áp lực trước đề xuất tiếp tục miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng trên sàn TMĐT.
MG RX5 giảm giá 179 triệu đồng: Xe hạng C giá chỉ ngang Seltos, Yaris Cross nhưng người dùng phải đánh đổi một thứ
25 phút trước
Mẫu xe MG RX5 bản Luxury đang được một đại lý tại Hà Nội giảm giá 179 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
27 phút trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
22 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".