Vượt dịch Covid: Nguyên liệu Việt đưa doanh nghiệp Việt bứt phá

Trong giai đoạn dịch Covid diễn biến phức tạp, nhiều DN dệt may Việt lao đao, lại có những DN bứt phá mở rộng thị trường như May Thịnh Phúc. Bí quyết quan trọng được tiết lộ: chủ động nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước.

Trong giai đoạn dịch Covid diễn biến phức tạp, nhiều DN dệt may Việt lao đao, lại có những DN bứt phá mở rộng thị trường như May Thịnh Phúc. Bí quyết quan trọng được tiết lộ: chủ động nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước.

“Sống khỏe” ngay trong dịch Covid-19

Đầu năm 2020, dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc đã “giáng đòn” đầu tiên vào ngành dệt may khi bị đứt nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu. “Đòn” thứ 2 là khi dịch bắt đầy bùng phát ở khu vực Âu, Mỹ và Nhật Bản, thị trường của ngành dần như bị đóng băng, DN liên tục nhận đề nghị hoãn hoặc hủy đơn hàng.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, ước tính trong tháng 3/2020, xuất khẩu dệt may của cả nước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 19,4% so với tháng trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong quý I/2020 ước đạt 6,49 tỷ USD, giảm 8,9% so cùng kỳ năm trước.

Còn Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, khoảng 70% DN sản xuất hàng may mặc phải cắt giảm nhân sự trong tháng 3 và dự kiến 80% DN sẽ cắt giảm nhân sự trong tháng 4, tháng 5/2020. Doanh thu thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng nếu dịch kết thúc vào tháng 5.

Vượt dịch Covid: Nguyên liệu Việt đưa doanh nghiệp Việt bứt phá

Tuy nhiên, dịch Covid-19 lại là thời cơ để nhiều DN chủ động được nguồn nguyên liệu “biến thách thức thành cơ hội”. Đơn cử như May Thịnh Phúc - công ty đang sở hữu 3 thương hiệu: Jossi - thương hiệu thời trang đồ lót dành cho nữ, Zanose - thương hiệu chuyên về đồ lót, đồ mặc nhà cao cấp cho phái nữ và nhãn hàng đồ lót nam Ozak. Các sản phẩm chủ yếu bày bán trong siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên khắp cả nước.

Theo chia sẻ của đại diện May Thịnh Phúc, nguồn nguyên liệu của Thịnh Phúc chủ yếu kết hợp với các công ty Việt Nam, nhiều chi tiết công ty tự gia công. Chính vì vậy, khi nhiều DN dệt may “đứt gánh” vì thiếu nguyên liệu trong dịch, hoạt động của Thịnh Phúc vẫn được duy trì. Đồng thời, các gian hàng của Thịnh Phúc tại nhiều trung tâm thương mại lại được mở rộng hơn nhiều công ty đối thủ khác bị đứt nguồn hàng, doanh thu quý I/2020 của Thịnh Phúc tăng 20% so với cùng kỳ.

Vượt dịch Covid: Nguyên liệu Việt đưa doanh nghiệp Việt bứt phá
Anh Trần Thanh Tâm, CEO công ty May Thịnh Phúc, đồng thời là thạc sỹ, giảng viên chuyên ngành thiết kế thời trang.

“Nguyên phụ liệu của Việt Nam quá tốt”

Đây là chia sẻ của anh Trần Thanh Tâm, CEO May Thịnh Phúc. Anh Thanh Tâm hiện cũng là thạc sỹ, giảng viên chuyên ngành thiết kế thời trang của trường Đại học HUTECH. CEO May Thịnh Phúc cũng là thí sinh đại diện cho VN dự thi cuộc thi “WorldSkills Asian” năm 2000 tại Thái Lan.

Mang trong mình nhiệt huyết mong muốn “mang sản phẩm dệt may Việt Nam ra thế giới”, Trần Thanh Tâm đã từ chối lời mời làm việc ở Mỹ, ở lại Việt Nam khởi nghiệp, gây dựng thương hiệu thời trang Việt Nam.

Vượt dịch Covid: Nguyên liệu Việt đưa doanh nghiệp Việt bứt phá

Nói về những bước đi đầu tiên của một thương hiệu thời trang Việt, dùng nguyên phụ liệu Việt và do chính người Việt sản xuất, anh Tâm cho biết đó là khó khăn và cũng là lợi thế của May Thịnh Phúc.

“Vì là người tiên phong nên chính chúng tôi phải đồng hành cùng các nhà cung cấp trong việc tìm giải pháp để đáp ứng các tính năng sử dụng mà vẫn đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cao. Chúng tôi cũng tự mình từng bước nghiên cứu từ thiết kế, nguyên liệu, trải nghiệm sản phẩm… trước khi sản xuất và đưa ra thị trường”, anh Thanh Tâm cho hay.

Sau những khó khăn chính là thuận lợi. Ban đầu khi còn là một thương hiệu mới, lượng đặt hàng ít khiến Thịnh Phúc phải đối mặt với vấn đề chi phí và giá thành cao. Tuy nhiên, với sự đầu tư chỉn chu từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khi thành phẩm cùng những thiết kế “hợp ý người Việt”, các sản phẩm Jossi, Zanose và Ozak dần chinh phục cửa hàng ở các tỉnh, thành phố lớn, sau đó May Thinh Phúc bắt đầu nhận được lời mời hợp tác từ các siêu thị, hệ thống trung tâm thương mại như Gigamall, Big C, AEON…

Vượt dịch Covid: Nguyên liệu Việt đưa doanh nghiệp Việt bứt phá
Các thương hiệu của May Thịnh Phúc tại trung tâm thương mại AEON

Anh Trần Thanh Tâm nhấn mạnh, “Tôi thấy ngành nguyên phụ liệu ở Việt Nam quá tốt. Tôi cho rằng dịch Covid-19 chính là một “phép thử” để chứng minh doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể “sống tốt” ở thị trường Việt Nam. Ban đầu chúng tôi phải đối mặt với giá thành cao, nhưng khi đơn hàng đi vào ổn định, chi phí nguyên liệu cũng không còn cao nữa. Thêm nữa chúng tôi còn hoàn toàn chủ động được từ mặt thiết kế, tính năng sử dụng cho đến kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu”.

Khát vọng dẫn đầu thị trường Việt Nam, “vươn ra biển lớn”

CEO May Thịnh Phúc khẳng định, “Chìa khóa vàng để thành công trong ngành thời trang cũng như trang phục lót và quần áo mặc nhà là: chất liệu, màu sắc, thiết kế form dáng và giá thành. Thịnh Phúc đã tạo ra “cảm nhận sự khác biệt“ từ 4 yếu tố trên”. Và đây cũng là kim chỉ nam phát triển May Thịnh Phúc của Trần Thanh Tâm cùng đội ngũ được đào tạo chính quy tại các trường đại học, cao đẳng ngành dệt may, thời trang.

Hiện May Thịnh Phúc đang xây dựng lộ trình đa dạng các sản phẩm gồm cả thời trang đồ lót, đồ mặc nhà, công sở… mang Jossi - Zanose - Ozak trở thành những thương hiệu thời trang dẫn đầu, chiếm niềm tin của người tiêu dùng Việt.

Vượt dịch Covid: Nguyên liệu Việt đưa doanh nghiệp Việt bứt phá

Bên cạnh đó Thịnh Phúc cũng mang theo tâm thế chỉn chu và nghiêm túc lựa chọn và cùng phát triển với các đối tác nước ngoài ở Việt Nam, sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước để làm thành sản phẩm rồi xuất đi các nước, hiện thực hóa khát vọng “mang sản phẩm dệt may Việt Nam ra thế giới”.

D. An

Tin mới

Phá đường dây sản xuất sữa bột giả cho trẻ sơ sinh, bà bầu thu lợi gần 500 tỉ đồng
5 giờ trước
Cơ quan chức năng xác định các bị can đã tiêu thụ sữa giả dành cho phụ nữ có thai, trẻ sinh non… ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỉ đồng
Giá cà phê, hồ tiêu tăng vọt sau chuỗi ngày 'rơi thẳng đứng'
6 giờ trước
Việc hoãn áp thuế 46% trong 90 ngày của Mỹ là động lực giúp giá cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh. Trước đó, thông tin áp thuế khiến giá các mặt hàng này "rơi thẳng đứng" trong nhiều ngày liên tiếp.
VinFast bất ngờ điều chỉnh giá bán nhiều mẫu ô tô điện: VF 6 thấp nhất 694 triệu đồng, thêm nhiều trang bị xịn xò đáng tiền
7 giờ trước
VinFast công bố chính sách giá bán mới cho các dòng ô tô điện, áp dụng từ cuối tháng 4/2025.
Đây là cách OPPO Find N5 phá tan khoảng cách giữa laptop và smartphone
8 giờ trước
Mỏng như smartphone, “mạnh” như laptop - OPPO Find N5 đang mở ra một cách tiếp cận mới cho người dùng hiện đại khi làm việc linh hoạt mọi lúc mọi nơi.
Nếu được vào Mỹ sau đàm phán, loại quả Việt Nam đang trồng nhiều top đầu TG có thể mang về 100 triệu USD
8 giờ trước
Việt Nam đang đề nghị phía Mỹ nhanh chóng xem xét "mở cửa" thị trường cho loại quả đầy tiềm năng này.

Tin cùng chuyên mục

Kia Seltos thế hệ mới sẽ có bản hybrid: Mượn động cơ từ Hyundai Kona, ADAS, 2 màn lớn, có thể ra mắt ngay năm sau
9 giờ trước
Kia Seltos chắc chắn sẽ có cấu hình hybrid khi hãng xe Hàn Quốc mong muốn nâng gấp đôi số lượng xe điện hóa đang có trong đội hình toàn cầu.
Rolls-Royce Ghost Series II lộ diện tại Việt Nam: Diện mạo khác, có option tốn thêm 20 giờ chế tác thủ công, ra mắt ngay tuần sau
9 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II được xác nhận sẽ ra mắt thị trường Việt ngày 17/4 tới đây.
'Cú nước rút' của VinFast tại xứ sở vạn đảo: Hợp tác 'ông lớn' khai thác 150 xưởng dịch vụ, miễn phí sạc đến năm 2028
11 giờ trước
Lần kết hợp này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi và mang đến lợi ích tối đa cho khách hàng Indonesia trong quá trình chuyển đổi sang xe điện.
Hyundai Santa Fe "dọn kho" giảm giá 145 triệu đồng tại đại lý: Bản tầm trung còn từ 1,12 tỷ, thêm lựa chọn giá rẻ hơn Everest nhưng phải đánh đổi một thứ khi bán lại
12 giờ trước
Mức giảm mới kỷ lục kèm chất lượng xe không đổi khiến Hyundai Santa Fe dễ trở thành hàng “hot” trên thị trường trong thời gian tới.