Vượt qua Mỹ, Singapore trở thành quốc gia cạnh tranh nhất thế giới

11/10/2019 08:31
WEF cảnh báo hầu hết các nền kinh tế đang bị kẹt trong một chu kỳ tăng trưởng năng suất thấp.

Trong Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019, WEF đã đánh giá 103 chỉ số chính, như lạm phát, kỹ năng số và thuế quan thương mại, trên 141 quốc gia.

Mỹ, giữ vị trí đầu trong bảng xếp hạng năm 2018, đã rớt xuống vị trí thứ 2 trong năm nay, mặc dù vẫn là một cường quốc đổi mới.

Mỹ nhận được số điểm cao nhất trên thế giới trong một số hạng mục, bao gồm dễ dàng tìm kiếm nhân công lành nghề và khả năng đầu tư mạo hiểm, động lực kinh doanh.

Tuy nhiên, quốc gia này đạt điểm tương đối thấp ở một số hạng mục, với thuế quan thương mại ngày càng tăng, tuổi thọ giảm và kỹ năng kỹ thuật số thấp trong dân số Mỹ. Theo WEF, Mỹ đứng thứ 39 trong số các nước có tuổi thọ cao nhất trên thế giới, thấp hơn so với Trung Quốc, trong bối cảnh khủng hoảng thuốc giảm đau gây nghiện (opioid).

Singapore trở thành nền kinh tế cạnh tranh nhất trên thế giới, đạt điểm cao cho khu vực công, lực lượng lao động, sự đa dạng và cơ sở hạ tầng. Về tuổi thọ, Singapore được xếp hạng số một, với dự báo ​​tuổi thọ là 74 tuổi, so sánh với Mỹ là 66 tuổi, và Trung Quốc là 68.

10 quốc gia cạnh tranh nhất trên thế giới theo bảng xếp hạng mới của WEF bao gồm: Singapore, Mỹ, Hồng Kông, Hà Lan, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Đức, Thụy Điển, Vương quốc Anh, Đan Mạch. Hồng Kông tăng 4 bậc kể từ năm 2018.

Nhìn chung, châu Á-Thái Bình Dương là khu vực cạnh tranh nhất trên thế giới, tiếp theo là châu Âu và Bắc Mỹ.

Bối cảnh địa chính trị

WEF cảnh báo hầu hết các nền kinh tế đang bị kẹt trong một chu kỳ tăng trưởng năng suất thấp. Các quốc gia đã đầu tư vào 4 lĩnh vực chính - vốn nhân lực, cải thiện thể chế, đổi mới và năng động kinh doanh - sẽ là nơi tốt nhất để chống lại sự suy giảm toàn cầu và phục hồi năng suất trong nước. Tuy nhiên, WEF cũng cảnh báo những ảnh hưởng của tăng trưởng chậm có thể trầm trọng hơn bởi căng thẳng địa chính trị.

Bối cảnh địa chính trị thay đổi và căng thẳng thương mại gia tăng đang dẫn đến bất ổn định và kinh tế giảm tốc, WEF cho biết trong một thông cáo báo chí vào thứ Ba. Tuy nhiên, trong năm nay, một số quốc gia vẫn được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại thông qua việc chuyển hướng thương mại.

Những quốc gia này bao gồm Singapore và Việt Nam - quốc gia cải thiện nhiều chỉ số nhất trong năm nay và đang đứng ở vị trí thứ 67.

Thúc giục các nhà hoạch định chính sách chuẩn bị cho bối cảnh kinh tế phát triển, WEF kêu gọi các chính phủ dự đoán và thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội cần thiết để chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tổ chức này cho biết nhiều nền kinh tế lớn nhất và sáng tạo nhất thế giới có hệ thống giáo dục không theo kịp tốc độ đổi mới, bao gồm Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.

Bà Saadia Zahidi, nhà kinh tế trưởng tại WEF, cho biết nhiều quốc gia đã bị cuốn vào vòng xoay bầu cử và kinh doanh.

"Không có đủ sự tập trung vào các tổ chức và làm cho chúng mạnh hơn, không có đủ sự tập trung vào các kỹ năng giúp mọi người theo kịp công nghệ, không có đủ sự tập trung khôi phục động lực kinh doanh để đảm bảo rằng chúng ta có được sản phẩm từ phòng thí nghiệm vào thị trường."

Đó là những điểm yếu và các quốc gia cần phải quyết liệt hơn nữa, đó cũng là những lĩnh vực liên quan đến vấn đề hoạch định chính sách, vì vậy phải tập trung vào hoạch định chính sách dài hạn, bà nói thêm.

Một mối quan tâm khác từ báo cáo của WEF đó là thực tế sự đình trệ kinh tế đã lan rộng mặc dù các ngân hàng trung ương đã bơm hơn 10 nghìn tỷ USD trong thập kỷ qua. Báo cáo nhấn mạnh rằng các chính sách tiền tệ đã bắt đầu giảm hiệu quả. Vì vậy, điều quan trọng đối với các nền kinh tế là dựa vào chính sách tài khóa, cũng như khuyến khích thúc đẩy nghiên cứu, tăng cường các kỹ năng hiện tại và lực lượng lao động trong tương lai, phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ mới.

Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay nhằm khuyến khích chi tiêu và thúc đẩy nền kinh tế đang giảm tốc.

Vào tháng 9, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã công bố một gói kích thích bao gồm nới lỏng định lượng mới và cắt giảm lãi suất. Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã hạ lãi suất hai lần trong 6 tháng qua, đánh dấu việc cắt giảm lãi suất đầu tiên của ngân hàng trung ương trong 11 năm. Vào tháng 8, các ngân hàng trung ương ở New Zealand, Ấn Độ và Thái Lan đều tuyên bố cắt giảm lãi suất nhiều hơn dự kiến.

Tin mới

Giá cà phê tiếp đà lên đỉnh 27 năm
2 giờ trước
Giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh phản ánh những lo ngại sâu sắc về nguồn cung trong tương lai.
3 triệu người đặt mua "siêu phẩm" điện thoại mới của Huawei: Không Android, chip vô danh - Vẫn cháy hàng
4 giờ trước
Mate 70 là mẫu điện thoại sở hữu con chip bí mật, không chạy hệ điều hành Android nhưng vẫn được hàng triệu người quan tâm.
Black Friday ở TP.HCM: Hạ giá tới 80% nhưng khách hàng vẫn dè dặt xuống tiền
4 giờ trước
Những ngày trước dịp Black Friday, nhiều cửa hàng tại TP.HCM đã rầm rộ quảng cáo khuyến mại sớm với những chương trình ưu đãi giảm giá từ 50% - 80% nhưng lượng khách mua không nhiều.
Thị trường ngày 28/11: Dầu biến động, vàng tăng, cà phê cao nhất nửa thế kỷ
5 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 27/11/2024, giá dầu Brent tăng trong khi WTI giảm sau khi tồn kho xăng tăng bất ngờ tại Mỹ. Giá vàng bật tăng sau dữ liệu lạm phát Mỹ, đồng đô la yếu.
Honda Wave 125i 2025 ra mắt: Thêm màu mới đẹp như SH, 'ăn' 1,4L/100km
5 giờ trước
Mẫu xe máy số Honda Wave 125i đời năm 2025 vừa được ra mắt, bổ sung thêm màu sắc mới.

Tin cùng chuyên mục

Một linh kiện xịn xò trên EV sẽ giảm một nửa, sắp phổ cập xuống cả xe giá 500 triệu: Thời của ô tô điện 'ngon bổ rẻ' đến thật rồi
10 giờ trước
Đây là thành phần quan trọng cho công nghệ ADAS trên các mẫu xe hiện đại.
Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
24/11/2024 09:20
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
23/11/2024 07:47
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.