Vượt qua vòng xoáy, thế mạnh Việt Nam chớp cơ hội 12 tỷ USDicon

Nhờ nhanh nhạy chuyển đổi sang làm những sản phẩm cốt lõi, đa dạng hóa thị trường… mà hiện nay nhiều doanh nghiệp làm không hết đơn hàng.

Nhờ nhanh nhạy chuyển đổi sang làm những sản phẩm cốt lõi, đa dạng hóa thị trường… mà hiện nay nhiều doanh nghiệp làm không hết đơn hàng.

Sản xuất rầm rộ, làm không hết đơn hàng

Tại Hội nghị bàn giải pháp khôi phục chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản sau dịch Covid-19 vào sáng 15/4, ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), dù tác động của dịch Covid-19 ra rất lớn nhưng nhìn một cách tổng thể, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ phần nào vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng. Trong 4 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản vẫn đạt 3,5 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Song, ông Trị cũng thừa nhận, những tác động của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp ngành gỗ là khó có thể đong đếm.

Tổng hợp từ một số doanh nghiệp, ước tính khoảng 80% các đơn hàng đã ký bị thông báo hủy hoặc chậm giao; hàng ngàn container hàng bị tồn tại các cảng biển ở châu Âu, Hoa Kỳ, Hàn Quốc; chỉ có 7% doanh nghiệp trong số 200 doanh nghiệp khảo sát hoạt động bình thường, 86% doanh nghiệp bị ngừng sản xuất một phần và khoảng 7% đã ngừng hoạt động toàn bộ do thiếu đơn hàng hoặc thiếu nguyên vật liệu và vốn đầu tư sản xuất.

Để duy trì hoạt động sản xuất, ông Đỗ Đình Lập - Chủ tịch Hiệp hội gỗ Việt Nam, cho hay các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ đã phối hợp chặt chẽ, tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng để đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, bộ ngành sát với thực tế, đồng thời đưa ra các kịch bản, và giải pháp để duy trì sản xuất bằng việc quảng bá sản phẩm qua không gian ảo, bán hàng online, tiến hành khóa đào tạo kỹ năng bán hàng online qua trên các trang Amazon, Alibaba,...

Vượt qua vòng xoáy, thế mạnh Việt Nam chớp cơ hội 12 tỷ USD
Dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19, DN ngành gỗ vẫn nhận được nhiều đơn hàng, ổn định sản xuất

Ngoài ra, hiệp hội còn phối hợp với nhau xây dựng lên các liên kết, chuỗi cung ứng mới và khai thác nguồn nguyên liệu, phụ kiện tại chỗ (khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy) để thay thể nhằm duy trì sản xuất.

Theo ông Lập, dịch Covid-19 nước ta đã khống chế cơ bản tốt. Đây là sức hút của đầu tư mà nhu cầu mua hàng của các đối tác lớn trên thế giới. “Các doanh nghiệp đang tích cực chuyển đổi vào những sản phẩm cốt lõi, những mặt hàng có số lượng lớn. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đang sản xuất rầm rộ, làm không hết đơn hàng”, ông chia sẻ.

Đại diện Công ty CP Lâm sản Nam Định cho rằng, đại dịch là cơ hội để cho doanh nghiệp thanh đổi nhận thức cũng như cách làm.

Bản thân công ty cách đây 4 năm từng rất khó khăn về nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện sơn, vật tư,... Nhưng từ năm 2017, DN đẩy mạnh phát triển 100% gỗ rừng trồng, đầu tư hơn 10 tỷ cho các hộ nông dân ở Hòa Bình, Yên Bái,... Kết quả, trong đợt dịch này, nguồn nguyên liệu được đảm bảo, sơn bao bì 100% phát triển trong nước. Hay trước đây, 100% sản phẩm outdoor, giờ DN chuyển sang sản xuất hàng indoor. 

“Đến nay DN đã nhận được 30% đơn hàng so với năm 2019. Tháng vừa rồi chúng tôi còn nhận đơn hàng mới trị giá 5 triệu USD”, vị này chia sẻ.

Đem về 12 tỷ USD, chiếm lại thị trường nội địa

Theo Thứ trường Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, dự báo 5 thị trường xuất khẩu gỗ chính như: Hoa Kỳ (51-52% thị phần) vẫn đang cao điểm dịch Covid-19; thứ hai là Trung Quốc (hơn 14%) có nguy cơ tái dịch; thứ ba là Nhật Bản (12%), EU (9%) cũng trong tình trạng rất căng; Hàn Quốc (khoảng 8%).

“Theo kịch bản, sau quý II chúng ta phải hành động quyết liệt, đồng bộ sáng tạo, phấn đấu tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2019 trong quý III năm nay. Quý 4 phải đạt tốc độ tăng trưởng 15%. Năng lực sản xuất của chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng được điều này và có thể đạt được mục tiêu xuất khẩu 12 tỷ USD”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Tuấn cũng cho rằng, thị trường trong nước quy mô khoảng 3,5 tỷ USD cũng rất quan trọng. Trong đó, 700-800 triệu USD đang nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài về tiêu dùng. Cần xâu kết các giải pháp hỗ trợ DN để chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Vượt qua vòng xoáy, thế mạnh Việt Nam chớp cơ hội 12 tỷ USD
Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động nguồn nguyên liệu trong nước 

Đồng quan điểm, ông Đỗ Đình Lập nhận định, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ năm nay vẫn có cơ hội để tăng trưởng hai con số bởi những sản phẩm cốt lõi, doanh số nhiều tỷ USD, đang có sự chuyển dịch về Việt Nam.

Đặc biệt, có thể phát triển sản phẩm chiếm lĩnh thị trường nội địa. Các nhà máy cần liên kết với chuỗi cung ứng thay đổi văn hóa tiêu dùng trong nước, từ thích dùng gỗ rừng tự nhiên chuyển sang gỗ công nghiệp với kiểu dáng đa dạng và phong cách mới.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh đến bốn nhóm giải pháp lớn để thúc đẩy phát triển và tháo gỡ khó khăn cho ngành gỗ.

Thứ nhất, có chính sách đồng bộ tháo gỡ ngay khó khăn cho 4.600 doanh nghiệp cùng các cơ sở sản xuất, gồm tín dụng, an sinh, tài chính.Thứ hai, khai thác tập trung khe hở các thị trường. Thị trường nào, quốc gia nào khống chế được dịch thì chú trọng khai thác ngay. Thứ ba, tất cả hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp rà soát lại chiến lược kinh doanh để có nguồn lực tốt nhất, sẵn sàng bùng nổ vào quý 3, 4. 

Ngoài ra,, cần tiếp tục tái cơ cấu ngành hàng theo hướng hiện đại bền vững bằng cả ba trụ cột: tổ chức lại vùng nguyên liệu theo hướng phát triển bền vững, đa dạng hóa ngành và đưa ra những giá trị cho từng phân khúc; củng cố phát triển phương thức thương mại hiện đại, gồm các thiết chế cứng như hội chợ, triển lãm, chợ đầu mối... và thiết chế mềm như giao dịch, bán hàng online cùng xây dựng thương hiệu.

Bộ trưởng Cường nhắc nhở các DN phải chú ý đến thị trường 100 triệu dân trong nước - một thị trường khổng lồ, tiềm năng và có tương lai tốt.

“Năm qua Việt Nam xuất khẩu tới 11,38 tỷ USD gỗ và sản phẩm đồ gỗ, đứng thứ 4 thế giới. Với những lợi thế sẵn có, chúng ta phấn đấu trở thành trung tâm đồ gỗ của thế giới”, ông kỳ vọng. Đặc biệt, cần hình thành những cụm, trung tâm sản xuất chế biến gỗ lớn gắn liền với phát triển logistics, mà Nghệ An đi đầu khi xây dựng một trung tâm hiện đại về sản phẩm gỗ, đồ gỗ.

Tâm An

Tin mới

Còn chưa ra mắt, một doanh nghiệp vận tải đã 'chốt đơn' 10 chiếc xe hybrid đầu tiên của BYD để chạy taxi
4 giờ trước
Mẫu xe hybrid đầu tiên của BYD có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng cùng phạm vi di chuyển 1.200 km.
Khám xét, thu hơn 24.000 hộp kẹo Kera vụ Hằng Du mục, Quang Linh Vlogs
4 giờ trước
Khám xét tại trụ sở Công ty CP Asia Life ở phường An Phú (TP.Thủ Đức, TP.HCM), công an thu hơn 24.000 hộp kẹo Kera và nhiều tang vật có liên quan.
Giá bạc miếng trong nước lao dốc sau khi lập đỉnh, mất hơn 10% chỉ trong 1 tuần
10 giờ trước
Giá bạc thỏi loại 1 lượng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng qua.
Giá cà phê hôm nay 5/4: Giảm mạnh ở cả trong nước và trên thế giới
10 giờ trước
Giá cà phê hôm nay 5/4 ghi nhận xu hướng giảm mạnh ở cả thị trường trong nước và trên thế giới, giá nội địa giao dịch cao nhất ở mức 131.200 đồng/kg.
Sáu mặt hàng xuất khẩu chịu tác động mạnh nhất
10 giờ trước
Việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực tới 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, trong đó có 6 nhóm sản phẩm chịu ảnh hưởng mạnh nhất, Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
16 giờ trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
21 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.
Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
21 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
1 ngày trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.