Wall Street Journal: Không phải là tác nhân, Trung Quốc còn đang giảm gánh nặng lạm phát cho cả thế giới!

19/07/2021 13:39
Dù một số nhà máy Trung Quốc nâng giá sản phẩm cho người mua ở phương Tây trong năm nay, nhưng họ phải chịu mức chi phí cao hơn đối với các nguyên liệu thô. Chính điều này đã phần nào ngăn giá hàng tiêu dùng tăng cao hơn nữa ở những nơi khác.

Vai trò quan trọng của Trung Quốc

Khi giá tại cổng nhà máy (FGP) của Trung Quốc tăng vọt trong năm nay, nhà đầu tư lo ngại rằng quốc gia này sẽ xuất khẩu lạm phát cho phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới lại góp phần giảm bớt một số áp lực về giá do đại dịch gây ra. Hơn nữa, xu hướng này có thể sẽ tiếp tục, ít nhất là trong một khoảng thời gian nữa.

Theo các nhà kinh tế, nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa tăng trưởng quá nóng. Do đó, đây không phải động lực chính của nhu cầu đang đẩy giá hàng hóa và hàng tiêu dùng trên toàn thế giới tăng cao. Trong khi một số nhà máy Trung Quốc nâng giá sản phẩm cho người mua ở phương Tây trong năm nay, thì họ phải chịu mức chi phí cao hơn đối với các nguyên liệu thô như đồng và quặng sắt.

Chính điều này đã phần nào ngăn giá hàng tiêu dùng tăng cao hơn nữa ở những nơi khác. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc một số chủ nhà máy ở Trung Quốc phải đối diện với lợi nhuận sụt giảm.

Hui Shan – nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Goldman Sachs, cho hay: "Theo những gì đã trải qua từ đại dịch, Trung Quốc vẫn là một phần quan trọng trong việc kiềm chế giá hàng hóa toàn cầu tăng cao hơn nhiều."

Vai trò của Trung Quốc trong việc thúc đẩy giá hàng hóa toàn cầu luôn phức tạp. Trong những thập kỷ gần đây, quốc gia này đã trỗi dậy với vai trò là công xưởng của thế giới, khi đưa hàng triệu nhân công chi phí thấp vào bộ máy lao động và giúp các sản phẩm tiêu dùng như quần jeans hay ghế sofa có mức giá dễ chịu hơn.

Wall Street Journal: Không phải là tác nhân, Trung Quốc còn đang giảm gánh nặng lạm phát cho cả thế giới! - Ảnh 1.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng thần tốc của Trung Quốc cũng có những giai đoạn khiến lạm phát xuất khẩu sang các quốc gia khác, chủ yếu thông qua giá hàng hóa cao hơn.

Đầu những năm 2000, nhu cầu đối với năng lượng của Trung Quốc đã đẩy giá dầu tăng mạnh. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Bắc Kinh đã tung ra hàng trăm tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm cầu và chung cư, từ đó khiến giá kim loại leo dốc.

Song, trong thời kỳ đại dịch, các nhà lãnh đạo nước này lại nỗ lực hạn chế chi tiêu quá nhiều cho cơ sở hạ tầng. Đó là bởi, họ muốn tránh tình trạng nợ tiếp tục tăng lên và rủi ro hình thành bong bóng trong những lĩnh vực như bất động sản nhà ở.

Giới chức Trung Quốc đã hạn chế các khoản vay mới được sử dụng trong lĩnh vực bất động sản và kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu cơ hàng hóa, giảm bớt phần nào nhu cầu đối với kim loại của nhà đầu tư nước này.

Michelle Lam – nhà kinh tế Trung Quốc tại Société Général, nhận định: Vai trò của Trung Quốc với tư cách là người tiêu dùng cuối cùng (end consumer) đối với hàng hóa đã được thu hẹp rất nhiều trong thời gian gần đây."

"Trung Quốc nhập khẩu lạm phát"

Lam và các nhà kinh tế khác cho hay, một động lực lớn hơn thúc đẩy lạm phát là do gói kích thích khổng lồ ở những nền kinh tế phương Tây. Động thái này đã phần nào thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường bất động sản nhà ở và nhu cầu tiêu dùng, từ đó đẩy giá hàng hóa lên mức cao nhất trong nhiều năm.

Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc đã tăng lên mức đỉnh gần 13 vào tháng 5, sau đó giảm nhẹ vào tháng 6. Song, xu hướng này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá dầu nhập khẩu tăng cao và các loại hàng hóa khác mà Trung Quốc ít có khả năng chủ động kiểm soát. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến lạm phát tiêu dùng của quốc gia này, song vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu khoảng 3% vào cuối năm.

Larry Hu – nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Macquarie Group, nhận định: "Trung Quốc lần này là quốc gia phải chịu ảnh hưởng của chi phí và thực sự đã nhập khẩu lạm phát."

Xu Jinwei – nhà sáng lập Yangjiang Hopefine Hardware Factory tại Quảng Đông, chia sẻ, giá nguyên liệu thô như cao su đã khoảng 20% trong năm nay. Tuy nhiên, công ty sản xuất các dụng cụ sử dụng ngoài trời và mở nắp chai chỉ tăng giá xuất khẩu khoảng 8% và chưa có kế hoạch tăng thêm. Ông giải thích rằng, nếu giá bị đẩy lên cao hơn nữa thì sẽ có nguy cơ mất khách.

Việc các chủ nhà mày sẵn sàng chuyển gánh nặng chi phí cho người mua phương Tây hiện cũng gặp hạn chế. Đó là bởi rất có khả năng nhu cầu từ các quốc gia này sẽ sụt giảm trong năm nay, khi người tiêu dùng chuyển từ chi tiêu cho hàng hóa sang ăn uống và du lịch.

Wall Street Journal: Không phải là tác nhân, Trung Quốc còn đang giảm gánh nặng lạm phát cho cả thế giới! - Ảnh 2.

Các nhà kinh tế đang tranh luận về việc liệu Trung Quốc có thể giúp giảm bớt áp lực lạm phát trên toàn cầu trong bao lâu. Khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển ổn định, khả năng khai thác lao động chi phí thấp của quốc gia này đang giảm dần. Chi phí lao động hiện đang tăng đều và Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn với tình trạng ngày càng ít nhân sự trẻ sẵn sàng làm việc nhiều giờ tại các nhà máy.

Một số nhà kinh tế lưu ý rằng, trong tương lai, chiến dịch mới nhất của Trung Quốc trong việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ làm giảm sản lượng kim loại trong nước, bao gồm thép và nhôm. Điều này có khả năng làm tăng áp lực giá lên toàn cầu.

Tuy nhiên, họ cũng nhận định, Trung Quốc khó có thể trở thành động lực thúc đẩy lạm phát trong tương lai gần.

Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, trong khi giá nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ tăng 2,7% trong 12 tháng tính đến tháng 5, thì con số này vẫn thấp hơn mức tăng 5% của lạm phát tiêu dùng tại Mỹ trong cùng kỳ. Ngoài ra, giá hàng hóa vận chuyển từ Mexico và EU cũng tăng nhanh, lần lượt là 4,8% và 6,5%.

Do đó, theo các nhà kinh tế, dù trường hợp nào có xảy ra, thì các công ty trên toàn cầu có thể sẽ muốn nhờ đến Trung Quốc nếu họ muốn kiểm soát lạm phát.

Shan đến từ Goldman Sachs nhận định: "Việc chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc do căng thẳng địa chính trị có thể khiến lạm phát tăng cao hơn. Các quốc gia có chi phí lao động thấp khác như Việt Nam và Ấn Độ vẫn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát đại dịch và duy trì năng lực sản xuất với công suất tối đa."

Tham khảo Wall Street Journal

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
1 ngày trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
1 ngày trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.