WB: Bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam đầu năm 2021 có gì mới?

16/04/2021 17:27
Báo cáo Cập nhật Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 4/2021 của Ngân hàng Thế giới mới công bố cho thấy, Việt Nam đang phục hồi sau cú sốc Covid-19, nhưng kết quả phục hồi giữa các ngành còn chưa đồng đều.

Phục hồi giữa các ngành chưa đồng đều

Cụ thể, tăng trưởng trong quý 1/2021 đạt 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương với quý 4/2020. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng có sự khác biệt đáng kể giữa các ngành.

Một mặt, nông nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều bởi cú sốc, tăng trưởng 3,2% so cùng kỳ năm 2020 và ngành công nghiệp và xây dựng tăng tốc từ 5,6% so cùng kỳ năm ngoái trong quý cuối năm 2020 lên 6,3% so cùng kỳ năm trước nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ khu vực kinh tế đối ngoại.

Mặt khác, ngành dịch vụ chỉ tăng trưởng 3,3% so cùng kỳ năm trước, bằng khoảng một nửa so với tốc độ tăng trưởng trước đại dịch. Đặc biệt, các lĩnh vực liên quan đến du lịch vẫn suy giảm nặng nề khi dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước

WB: Bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam đầu năm 2021 có gì mới? - Ảnh 1.

Xu hướng đi lại (Trung bình động bảy ngày). Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Hầu hết các hoạt động đi lại đã phục hồi, nhưng chưa đạt được mức như trước đại dịch

Sau khi chững lại vào tháng 2, các hoạt động đi lại tăng lên trong tháng 3, cho thấy hoạt động kinh tế đang quay lại. Tình hình đi lại ở các chợ tạp hóa và nơi làm việc đã phục hồi lại mức như trước Covid-19 vào đầu tháng 2/2020.

"Mặc dù vậy, tình hình đi lại ở các đầu mối giao thông công cộng và quán ăn nhà hàng vẫn thấp hơn so với trước đại dịch, thể hiện vết sẹo lâu dài do khủng hoảng gây ra cho ngành du lịch", báo cáo nhận định.

WB: Bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam đầu năm 2021 có gì mới? - Ảnh 2.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (% thay đổi, NSA). Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3/2021 tăng 6,1% so cùng kỳ năm ngoái. Lĩnh vực năng động nhất bao gồm: đồ uống do các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước vào mùa hè. Ngoài ra còn có các ngành chế tạo kim loại, linh kiện điện tử, thiết bị điện, máy móc và xe cơ giới cũng tăng trưởng nhờ sức cầu mạnh từ khu vực kinh tế đối ngoại.

Chỉ số PMI tăng từ 51,3 vào tháng 2 lên 51,6 trong tháng 3, một lần nữa khẳng định các ngành chế biến, chế tạo tiếp tục mở rộng. Mặc dù người Việt Nam thường tăng chi tiêu đáng kể trong kỳ nghỉ Tết, nhưng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thực hiện vào tháng 2/2021 giảm 4,4% so tháng trước, cho thấy đợt bùng phát Covid-19 lần thứ ba cùng với các biện pháp nhằm kiểm soát lây nhiễm cộng đồng đã tác động đáng kể đến tiêu dùng nội địa.

Thực tế, hoạt động đi lại ở các đầu mối giao thông công cộng không tăng lên trước Tết nguyên đán do nhiều người Việt Nam không về quê ăn Tết vì Covid-19, dẫn đến cắt giảm chi tiêu. Đến tháng 3, doanh số bán lẻ lại giảm thêm 0,9% so tháng trước khi tiêu dùng yếu đi sau Tết. Tuy vẫn tăng 10,5% so cùng kỳ năm 2020, nhưng mức tăng chủ yếu do hiệu ứng cơ sở vì sức cầu trong nước đã giảm đáng kể khi bắt đầu đại dịch cách đây một năm.

WB: Bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam đầu năm 2021 có gì mới? - Ảnh 3.

Thương mại quốc tế (Tỷ USD, SA). Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục đạt kết quả ngoạn mục

Liên quan đến thương mại quốc tế, tháng 3/2021, xuất nhập khẩu hàng hóa tăng lần lượt 18,4% và 27,5% so cùng kỳ năm 2020. Xét theo sản phẩm, các mặt hàng đóng góp nhiều nhất cho mức tăng xuất nhập khẩu hàng hóa nêu trên bao gồm máy tính, hàng điện tử và máy móc, chiếm khoảng một phần ba tổng giá trị thương mại hàng hóa của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của nhóm mặt hàng này tăng lần lượt khoảng 45% và 26%, cho thấy xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu vào từ nước ngoài. Xuất khẩu hàng dệt may và giày dép cũng phục hồi, với mức tăng trưởng lần lượt đạt 15,5% và 19,2% so cùng kỳ năm trước, trong khi xuất khẩu điện thoại giảm 19,1% so cùng kỳ năm 2020.

WB: Bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam đầu năm 2021 có gì mới? - Ảnh 4.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Tỷ USD, NSA). Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Liên quan đến FDI, tháng 3/2021, Việt Nam thu hút được 4,6 tỷ USD vốn FDI, cao hơn 34,0% so với tháng trước đó. Mức tăng này chủ yếu do dự án đầu tư mới trị giá 3,1 tỷ USD vào nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng tại Long An.

Tín dụng cho nền kinh tế tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước

Cũng trong giai đoạn này, tín dụng cho nền kinh tế tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng này gần sát với các mức trước Covid-19, cho thấy tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, qua đó giúp cung cấp vốn đầy đủ để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

WB: Bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam đầu năm 2021 có gì mới? - Ảnh 5.

Tăng trưởng tín dụng (%, so cùng kỳ năm trước). Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Đáng chú ý, cân đối ngân sách đạt bội thu lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch. Trong quý 1/2021, Chính phủ thu ngân sách 403,7 nghìn tỷ đồng (tăng 3,2 % so cùng kỳ năm trước) trong khi tổng chi giảm 0,4% so cùng kỳ năm trước, xuống còn 341,9 nghìn tỷ đồng, dẫn đến bội thu ngân sách trên 60 nghìn tỷ đồng, cao hơn 29% so với cách đây một năm.

Thu ngân sách cao phản ánh khu vực kinh tế trong nước trở nên mạnh hơn và nhập khẩu tăng trưởng ổn định, với thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 9,7% so cùng kỳ năm ngoái. Giải ngân vốn đầu tư công đảm bảo tiến độ, với tỷ lệ giải ngân khoảng 13%, tương đương quý 1/2020.

Đến cuối tháng 3/2021, Kho bạc Nhà nước huy động được tổng cộng 39,2 nghìn tỷ đồng, bằng 39% kế hoạch quý 1/2021. Trái phiếu phát hành chủ yếu có kỳ hạn 10 và 15 năm. Chi phí vay nợ tăng nhẹ, với lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm vào ngày 25/3 ở mức 2,27%, nghĩa là cao hơn 10 điểm cơ bản so với tháng 2.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
10 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.