Các nhà kinh tế học hàng đầu đang kêu gọi các chính phủ đưa ra những biện pháp táo bạo để chống lại suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra. Họ cho rằng các lựa chọn chính sách độc đáo như "tiền trực thăng" (chính phủ phát tiền miễn phí cho người dân) sẽ được đưa lên bàn thảo luận.
Khi danh sách các quốc gia gần ngừng hoạt động trước đại dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài, các nhà kinh tế hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới đang kêu gọi hành động triệt để để chống lại sự một cuộc đại khủng hoảng
Hơn 40 nhà kinh tế học cao cấp, bao gồm Nhà kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath và cố vấn kinh tế hàng đầu của cựu Tổng thống Barack Obama, Jason Furman, đã đóng góp ý kiến vào một eBook từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế (CEPR), trong đó họ kêu gọi các chính phủ hành động nhanh chóng và làm bất cứ điều gì cần thiết để giữ nền kinh tế được an toàn.
Họ ủng hộ việc sử dụng các biện pháp kích thích tài chính hạng nặng để tạo ra một phản ứng kinh tế mạnh, chống lại cuộc khủng hoảng COVID-19.
Một trong số các biện pháp quyết liệt được đề xuất là: "tiền trực thăng", có nghĩa là mọi người đều nhận được một khoản trợ cấp không ràng buộc.
Mặc dù các nhà kinh tế nói rằng vẫn còn quá sớm để nói mức độ thiệt hại kinh tế sẽ như thế nào, nhưng họ chắc chắn nó sẽ là rất lớn - đại dịch đang hủy hoại cuộc sống và sinh kế trên toàn thế giới.
Các biện pháp cần thiết để ngăn chặn virus - cách ly cá nhân, cách ly xã hội, trường học, trường đại học và nhà trẻ, đóng cửa các hoạt động kinh doanh không thiết yếu và yêu cầu mọi người làm việc tại nhà - đang khiến nền kinh tế bị đình trệ.
"Chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe toàn cầu với quy mô chưa từng có trong lịch sử gần đây", Pierre-Olivier Gourinchas thuộc Đại học California, Berkeley, viết trong một chương về cách đẩy lùi cả dịch bệnh và suy thoái.
"Nhưng có những chính sách tài khóa mà chính phủ có thể sử dụng để ngăn chặn hoặc hạn chế sự sụp đổ thảm khốc", mà Gourinchas mô tả điều này giống như sự chăm sóc chuyên sâu, giường bệnh và máy thở của hệ thống kinh tế. "Ví dụ, các ngân hàng trung ương có thể cung cấp thanh khoản khẩn cấp cho lĩnh vực tài chính".
"Để tránh thiệt hại sâu và lâu dài cho các nền kinh tế, chính phủ sẽ cần giảm thiểu số vụ phá sản cá nhân và doanh nghiệp, đảm bảo mọi người có tiền để tiếp tục chi tiêu ngay cả khi họ không thể làm việc. Đồng thời tăng đầu tư công và chi tiêu y tế", các tác giả viết.
Nói cách khác, họ cần phải hành động ngay bây giờ để giảm bớt sự tích tụ của thiệt hại kinh tế. "Đây là thời điểm để đưa ra các cú hích lớn; không phải là lúc để rụt rè, mà là để làm mọi thứ cần thiết, một cách nhanh chóng", họ viết.