WEF: Có thể học được gì từ Covid-19 và các cuộc khủng hoảng trong quá khứ?

26/04/2020 08:40
Covid-19 xảy ra tại thời điểm mà thế giới đã trải qua những thay đổi đáng kể từ tiến bộ công nghệ, toàn cầu hóa và thay đổi nhân khẩu học. Do đó, việc chống lại đại dịch này là một thách thức đặc biệt.

Đại dịch Covid-19 toàn cầu đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, lây nhiễm hơn hai triệu người trên khắp thế giới, đóng cửa biên giới và làm chậm hàng loạt hoạt động kinh tế. Biến động trong thị trường tài chính càng cho thấy sự xáo trộn và không chắc chắn.

Covid-19 xảy ra tại thời điểm mà thế giới đã trải qua những thay đổi đáng kể từ tiến bộ công nghệ, toàn cầu hóa và thay đổi nhân khẩu học. Do đó, việc chống lại đại dịch này là một thách thức đặc biệt. Một số khía cạnh đòi hỏi một cách tiếp cận đa chính sách, phối hợp toàn cầu, hỗ trợ công nghệ và sự hợp tác giữa các cá nhân và xã hội.

Phản ứng đa chính sách

Mặc dù quyết đoán thực hiện các biện pháp y tế công cộng là cách hiệu quả nhất để cứu sống người dân và ngăn hệ thống y tế bị quá tải, các biện pháp chống khủng hoảng y tế này cần được bổ sung bằng các chính sách tài chính và tiền tệ để hạn chế tác động tiêu cực đến nền kinh tế . Đặc biệt, cần chú ý đến các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất, thực hiện các biện pháp hỗ trợ lẫn nhau mà không khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào bế tắc.

Một phản ứng đa chính sách nên được xây dựng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thay đổi xu hướng nhân khẩu học trong xã hội của chúng ta, cũng như sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng. Để chống lại đại dịch này, các kế hoạch kích thích quy mô lớn đã được đưa ra. Tuy nhiên, chúng ta nên suy nghĩ cẩn thận và rút kinh nghiệm từ những biện pháp thúc đẩy kinh tế hậu khủng hoảng trong quá khứ.

WEF: Có thể học được gì từ Covid-19 và các cuộc khủng hoảng trong quá khứ? - Ảnh 1.

Sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đã nhận được một phần đáng kể trong số tiền cứu trợ. Nếu khoản tiền này được đầu tư vào các ngành kinh tế xanh và bền vững, rõ ràng, tính hiệu quả có thể cao hơn nhiều.

So với 12 năm trước, các lựa chọn đầu tư bền vững ngày nay rất phong phú, trải dài trên các ngành công nghiệp như năng lượng tái tạo, truyền dữ liệu tốc độ cao, bộ sạc xe điện, cơ sở hạ tầng cáp quang...

Covid-19 cũng nhắc nhở chúng ta về rủi ro nhân khẩu học . Thế giới đang già đi. Covid-19 ảnh hưởng nặng nề hơn đến người già, nhắc nhở chúng ta phải chuẩn bị tốt hơn để bảo vệ những công dân dễ bị tổn thương nhất, đổi mới để phục vụ họ tốt hơn. Đại dịch cũng như một lời kêu gọi hành động để tối ưu hóa các hệ thống hưu trí theo quan điểm bền vững.

Phối hợp toàn cầu

Nỗ lực phối hợp toàn cầu là rất quan trọng. Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã cướp đi 100 triệu sinh mạng, và Dịch hạch được ước tính đã làm thiệt mạng của nhiều người hơn nữa. Cả hai đại dịch này xảy ra khi thế giới còn chưa toàn cầu hóa như hiện nay và chia sẻ thông tin vẫn còn hạn chế. Virus Ebola 2014-2015 , một ví dụ gần đây hơn, đã có một phản ứng chung hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Thách thức lớn nhất của Covid-19, là nó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng, mà còn gây áp lực cả trong thương mại và ngoại thương, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân phối tài nguyên.

WEF: Có thể học được gì từ Covid-19 và các cuộc khủng hoảng trong quá khứ? - Ảnh 2.

Cú sốc gây ra đại dịch xảy ra tại một thời điểm thú vị. Trải qua quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng, thế giới mới bắt đầu đàm phán lại các điều khoản và kinh nghiệm thương mại ở một mức độ nhất định - một sự quay trở lại của hội nhập toàn cầu. Nhiều người đã than thở về hiệu ứng "mì ăn liền " - các tác động làm giảm lợi ích kinh tế của thương mại - do sự phức tạp của các hiệp định tự do hóa. Cuộc khủng hoảng này sẽ là cơ hội để kiểm tra lại các khuôn khổ của toàn cầu hóa và ban hành các cải tiến phù hợp.

Truyền thông hiệu quả là rất quan trọng trong việc cho phép thực hiện thành công các nỗ lực đa phương. Trong thời điểm quan trọng của đại dịch toàn cầu, việc phát triển từ học hỏi lẫn nhau sẽ có ý nghĩa hơn là để những định kiến trước đó cản trở kết quả sản xuất.

Hỗ trợ công nghệ

Công nghệ trong tất cả các ngành công nghiệp đang được triển khai để chống lại Covid-19. Chẳng hạn, AI đã sự bùng nổ và đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống virus này.

WEF: Có thể học được gì từ Covid-19 và các cuộc khủng hoảng trong quá khứ? - Ảnh 3.

Hình: EO Intelligence


Trong vài năm qua, các công ty có kinh doanh tại Trung Quốc đã phát triển khả năng chăm sóc sức khỏe. Với khả năng học hỏi nhanh chóng từ dữ liệu liên quan đến virus, các thuật toán đã tiết kiệm thời gian của con người trong việc giải trình tự bộ gen của Sars-CoV-2, thiết kế các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, phân tích quét CAT và phát triển vaccine mới. 

Vượt ra khỏi ranh giới của chăm sóc sức khỏe, những cải tiến về phần mềm và thị trường trực tuyến đã cho phép một bộ phận dân chúng có thể làm việc, tiếp cận giáo dục và có được những nhu cầu cơ bản theo hình thức trực tuyến mà trước đây họ không thể có được.

Cá nhân và xã hội

Trong khủng hoảng, sự xen kẽ giữa lợi ích cá nhân và tập thể được nâng cao. Khi nguồn lực trở nên khan hiếm, các cá nhân thường dựa vào các chính phủ khi họ cung cấp cứu trợ. Và bản thân chính phủ cũng sẽ cần có sự đồng lòng hợp tác của người dân để các chính sách chống dịch được lan tỏa hiệu quả.

Covid-19 là một cuộc khủng hoảng mang cả rủi ro và cơ hội. Khi thế giới hợp nhất, cộng đồng toàn cầu sẽ tìm ra các phương pháp hợp tác mang tính xây dựng và một con đường để tất cả cùng về phía trước.

WEF: Có thể học được gì từ Covid-19 và các cuộc khủng hoảng trong quá khứ? - Ảnh 6.

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
21 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
21 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
21 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
22 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
23 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
2 ngày trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.