Nền kinh tế toàn cầu có thể chịu thiệt hại tới 82 nghìn tỷ USD liên quan đến các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 trong 5 năm tới, theo nghiên cứu của khoa Kiểm tra rủi ro hệ thống Đại học Cambridge.
Những dự báo thiệt hại này dựa trên tổng GDP của 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới năm 2019. Trung tâm Nghiên cứu Rủi ro tại Trường Kinh doanh của Đại học Cambridge đã xác định rằng mức thiệt hại tiềm tàng có thể dao động giữa "khoản lỗ lạc quan" 3,3 nghìn tỷ USD trong trường hợp phục hồi nhanh chóng và "trường hợp xấu nhất" 82 nghìn tỷ USD trong nếu suy thoái kinh tế toàn diện xảy ra.
Mặc dù giá trị thiệt hại là 82 nghìn tỷ USD trong trường hợp xấu nhất, dự báo nhận được nhiều sự đồng thuận nhất của trung tâm vẫn là thiệt hại rơi vào khoảng 26,8 nghìn tỷ đô la, tương đương 5,3% GDP toàn cầu trong 5 năm tới.
Để đưa ra một con số dự báo về tác động tiềm tàng đối với một số nền kinh tế hàng đầu toàn cầu, các dự báo tổn thất 5 năm sau đây đã xem xét trường hợp lạc quan nhất và tệ nhất:
Mỹ:
Trường hợp thiệt hại nhẹ nhất: 550 tỷ USD (0,4% GDP 5 năm).
Trường hợp xấu nhất: 19,9 nghìn tỷ USD (13,6%)
Anh:
Trường hợp thiệt hại nhẹ nhất: 96 tỷ USD (0,46%).
Trường hợp xấu nhất: 2,5 nghìn tỷ USD (16,8%)
Trung Quốc:
Trường hợp thiệt hại nhẹ nhất: 1 nghìn tỷ USD (0,9%).
Trường hợp xấu nhất: 19 nghìn tỷ USD (16,5%)
Trung tâm này nhấn mạnh rằng các số liệu của họ không phải là dự báo cho những gì sẽ xảy ra, mà là dự đoán về những gì tồi tệ có nguy cơ xảy ra. Chúng cũng không phản ánh sự thu hẹp kinh tế, mà là có bao nhiêu phần trăm GDP có nguy cơ bị ảnh hưởng.
"Các tính toán mới về GDP liên quan đến rủi ro từ đại dịch không phải là dự báo, mà là những dự đoán dựa trên các kịch bản hợp lý khác nhau có thể xảy ra trong 5 năm tới liên quan đến tác động kinh tế của Covid-19", ông Andrew Coburn, Nhà khoa học trưởng của trung tâm nói.
Đáng chú ý, thị trường tài chính dường như không quan tâm đến một kịch bản tận thế. S & P 500 tiếp tục tăng, đạt mức tăng hơn 30% so với tháng 3.
"Trong các tác động liên quan khác, tăng trưởng và lợi nhuận trên tài sản trong tương lai có thể tiếp tục bị suy giảm đến 40 năm sau khi đại dịch xảy ra", theo Keith Wade, Kinh tế trưởng tại Schroder UK. Ghi chú gần đây của ông Wade được báo cáo bởi Marketwatch.
Bằng cách trích dẫn các nghiên cứu về tác động kinh tế lâu dài của các đại dịch trong quá khứ, ông Wade đã giải thích cặn kẽ những đợt bùng phát đại dịch kéo dài. "Nền kinh tế thế giới vẫn đang ở giữa" điểm dừng hoàn toàn "được mô tả bởi Daniel Defoe khoảng 300 năm trước", ông Wade nói. "Virus có khả năng củng cố các xu hướng tồn tại trước khi dịch bệnh bùng phát, bằng cách thách thức con đường tăng trưởng, tạo áp lực lớn hơn đối với tài chính của các chính phủ và gia tăng bất bình đẳng khi công nghệ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết".