WEF: Thương mại không phải là vũ khí, đừng đưa nó vào chiến tranh!

22/02/2019 07:50
Những chính sách cực đoan thương mại cuối cùng cũng sẽ là “gậy ông đập lưng ông”.

Trong nhiều thập kỷ, ngoại thương là con đường số một để các quốc gia trên thế giới hợp tác và cùng phát triển trong hòa bình. Và thương mại đã thực sự làm được điều đó cho thế giới. Toàn cầu hóa đã cho phép hàng tỷ người trở thành những mắt xích của hệ thống thương mại toàn cầu và được xóa đói giảm nghèo. Và thương mại đã giảm thiểu chênh lệch giàu nghèo trên toàn cầu.  

Nhưng bức tranh không phải lúc nào cũng đẹp như thế. Các cuộc xung đột giữa các nền kinh tế lớn đã gây căng thẳng cho thương mại toàn cầu. Tăng trưởng thương mại thế giới đã giảm đi trông thấy kể từ năm 2008 và hiện đang ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.

WEF: Thương mại không phải là vũ khí, đừng đưa nó vào chiến tranh! - Ảnh 1.

Tại Diễn đàn kinh tế Thế giới Davos 2019, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu vì cuộc chiến kinh tế giữa các thị trường lớn. "Sự khó lường về tăng trưởng thương mại sẽ khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, họ giảm đầu tư và phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu" - Gita Gopinath, nhà kinh tế trưởng của IMF phát biểu.

Chúng ta không nên bất ngờ vì điều đó. Thương mại không phải là vũ khí, và chiến tranh thương mại tất yếu sẽ đến tình trạng thua lỗ và thiệt hại toàn cục. Sẽ chẳng có "chiến thắng" nào đạt được mà không gây ra thiệt hại cho cả ai bên.

Gần đây, hội đồng Diễn đàn kinh tế thế giới đã chứng minh rằng, thâm hụt thương mại không phải điều gì tồi tệ, vì thương mại song phương giữa các quốc gia vốn dĩ không phải là cân bằng, và thâm hụt không đồng nghĩa với thất nghiệp hay giảm tăng trưởng. Bằng chứng là, khi cán cân thương mại Hoa Kỳ ở mức thấp hơn thì việc làm vẫn tăng, và tốc độ tăng trưởng cũng vậy.

WEF: Thương mại không phải là vũ khí, đừng đưa nó vào chiến tranh! - Ảnh 2.

Trước những bằng chứng và các thống kê cho thấy thương mại toàn cầu là một công cụ không thể thay thế trong việc tìm kiếm sự thịnh vượng toàn cầu, chúng ta nên nhận thức rõ hơn: Đừng sử dụng thương mại làm vũ khí.

Chuỗi cung ứng sản xuất và thị trường tiền tệ liên kết với nhau vô cùng chặt chẽ. Thực hiện các biện pháp một chiều để thay đổi một trong hai yếu tố có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ngoài ý muốn. Nếu các quốc gia thực hiện các biện pháp giảm nhập khẩu (như hướng về xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu), nhu cầu ngoại tệ của họ có thể sẽ giảm. Vì vậy, đồng nội tệ sẽ tăng giá, và khiến hàng hóa xuất khẩu của họ trở nên đắt hơn một cách tương đối, cuối cùng cản trở việc buôn bán của chính họ.

WEF: Thương mại không phải là vũ khí, đừng đưa nó vào chiến tranh! - Ảnh 3.

Thay vào đó, cần hướng đến mục tiêu trọng tâm là đảm bảo rằng lợi ích thương mại được trải đều hơn giữa các quốc gia, điều đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách công bằng và toàn diện hơn. Trách nhiệm ở đây chủ yếu thuộc về các nhà hoạch định chính sách, những người làm việc với các công ty đa quốc gia lớn, và với các công ty hoạt động vì lợi ích của tất cả các bên liên quan. Chính phủ có nhiệm vụ điều tiết thị trường; họ nên sử dụng nó một cách quyết đoán hơn nữa.

Na Uy là quốc gia tiên phong. Họ áp dụng một mô hình kinh tế với cái tên "Mô hình Bắc Âu". Mô hình đó đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế và nắm bắt các cơ hội từ thương mại tự do, đồng thời thực hiện các chính sách bảo vệ người lao động và đảm bảo có một mạng lưới an toàn xã hội, chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người.

Trong một môi trường mà tất cả công dân, tư nhân và doanh nghiệp, được khuyến khích thực hiện nhiệm vụ của mình bằng cách làm việc hiệu quả và đóng thuế, các biện pháp này có nghĩa sẽ mang đến chiến thắng cho tất cả mọi người.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

Xe gầm cao tầm giá trên 1 tỷ: Ford Everest áp đảo, Hyundai Santa Fe vươn lên mạnh mẽ
7 giờ trước
Hyundai Santa Fe sau khi có bản nâng cấp có thể trở thành đối trong thực sự của Ford Everest ở phân khúc này.
Xe điện mini của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chuẩn bị xuất ngoại sang thị trường lớn nhất Đông Nam Á
8 giờ trước
Mẫu xe điện mini VinFast VF 3 sắp đổ bộ thêm một thị trường Đông Nam Á.
Cửa hàng ở Hà Nội giảm giá 'đỉnh nóc, kịch trần' tới 90% nhân Black Friday
8 giờ trước
Ngày hội siêu giảm giá Black Friday năm nay là thứ Sáu 29/11, nhiều cửa hàng tại Hà Nội đã tung hàng loạt chương trình khuyến mại lớn.
Tăng trưởng ấn tượng 107%, hãng xe điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bứt phá ngoạn mục trên bảng xếp hạng, vượt qua hàng loạt ông lớn về doanh số toàn cầu
14 giờ trước
Doanh số toàn cầu VinFast trong 3 quý đầu năm 2024 vượt qua hàng loạt tên tuổi gạo cội như Honda, Mitsubishi hay Mazda.