WHO cảnh báo lỗ hổng chết người của tham vọng "miễn dịch cộng đồng": Không phải cứ khỏi COVID-19 là xong!

30/07/2020 15:42
Chuyên gia WHO cho rằng "ngồi đợi" miễn dịch cộng đồng thông qua hình thức cho phép virus tiếp tục lây lan - như một số nhóm phản đối giãn cách xã hội đề xuất - là điều nguy hiểm.

Miễn dịch cộng đồng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 29/7 đã khuyên các quan chức y tế trên khắp thế giới ngừng theo đuổi chiến lược miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19 thông qua việc cho virus lây lan nhanh chóng trên khắp các khu vực.

Theo các chuyên gia dịch tễ, miễn dịch cộng đồng là điều cần thiết để kiểm soát virus. Trạng thái này thông thường sẽ đạt được một khi có đủ số lượng người dân đã được tiêm vaccine hoặc khỏi bệnh và có kháng thể để đối phó với những đợt lây nhiễm mới. Khi này, virus sẽ không có đủ vật chủ để tiếp tục lây lan.

WHO cảnh báo lỗ hổng chết người của tham vọng miễn dịch cộng đồng: Không phải cứ khỏi COVID-19 là xong! - Ảnh 1.

Ảnh: Sean Gardner | Getty Images

Hầu hết các nhà khoa học cho rằng từ 60% tới 80% dân số trong một cộng đồng cần phải được tiêm vaccine hoặc có đủ kháng thể tự nhiên để đạt được miễn dịch cộng đồng.

Mike Ryan, giám đốc điều hành của chương trình y tế khẩn cấp tại WHO, nói: "Cho dù con số là bao nhiêu đi chăng nữa, thì chúng ta cũng còn lâu mới đạt được mức đó, tức là virus corona sẽ gây ra thiệt hại khủng khiếp đối với con người trước khi chúng ta có được miễn dịch cộng đồng".

Ông Ryan nói thêm, việc "ngồi đợi" miễn dịch cộng đồng thông qua hình thức cho phép virus tiếp tục lây lan - như một số nhóm phản đối giãn cách xã hội đề xuất - là điều nguy hiểm.

"Ý tưởng này đi ngược lại cách kiểm soát dịch thông thường. Ví dụ nếu chúng ta cho virus lây tới 70% số người dân, các bệnh viện sẽ quá tải. Nhiều người sẽ tử vong," ông nói.

Thậm chí kể cả khi người bệnh không tử vong do COVID-19, thì vẫn có những vấn đề lâu dài. "Bất kì bệnh nhân nào từng qua cơn nguy kịch do COVID-19 đều nhận sự tàn phá lớn tới sức khỏe. Căn bệnh gây ra tổn thương tới nhiều nội tạng, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh. Chúng ta có thể đoán rằng những người bị bệnh nhẹ hơn cũng sẽ chịu tổn thương nhẹ hơn tới sức khỏe," ông Ryan nhận định.

Theo quan sát, những người trẻ tuổi được xuất viện sau khi khỏi COVID-19 lại có những di chứng khoảng 10 tới 15 tuần sau đó.

"Họ không chạy nổi, không thể tập thể dục, bị khó thở và ho liên tục. Ai muốn như vậy chứ?"

Quá trình chống dịch gian nan

Các chuyên gia bệnh truyền nhiễm và bác sĩ cho biết virus corona gây ra hàng loạt các triệu chứng khác nhau. Một số người có thể không có triệu chứng, những người khác có một số triệu chứng nhẹ trong khi có những người nguy kịch tới mức phải nhập viện và chăm sóc tích cực.

"Chúng ta hiểu rằng COVID có thể gây chết người nhưng nó cũng có thể để lại hậu quả lâu dài cho sức khỏe. Vì vậy, chúng ta phải giải quyết căn bệnh thật nghiêm túc.

Chúng ta phải tự bảo vệ bản thân và bảo vệ người khác. Có thể chúng ta có quyền tự gây hại cho bản thân nhưng không ai có quyền gây hại cho người khác".

Tính tới nay, hơn 16 triệu người trên thế giới đã nhiễm bệnh, khiến ít nhất 660.000 người tử vong. Tuần trước, tiến sĩ Anthony Fauci - chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ - nói virus corona sẽ có khả năng không bao giờ biến mất.

Tuy nhiên, các lãnh đạo thế giới và chuyên gia y tế có thể cố gắng để duy trì sự lây nhiễm của virus corona xuống "mức thấp".

"Tôi nghĩ nếu kết hợp các biện pháp y tế hiệu quả, miễn dịch cộng đồng ở quy mô toàn cầu và vaccine tốt, chúng ta có thể kiểm soát COVID-19, có thể là trong năm nay hoặc năm sau, tôi không dám chắc. Nhưng tôi thực sự không thấy viễn cảnh COVID-19 sẽ biến mất," ông Fauci nói.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
5 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
8 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.