WHO tuyên bố nóng về 3 dịch bệnh nguy hiểm, nhiều người tử vong tuần qua

23/09/2022 14:59
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra rào cản đáng ngại cho việc chấm dứt đại dịch COVID-19 trong bối cảnh một dịch bệnh từng 2 lần tạo ra tình trạng khẩn cấp toàn cầu khác trỗi dậy ở Uganda.

"Chỉ 19% dân số các nước thu nhập thấp được tiêm chủng và việc tiếp cận các phương pháp điều trị để cứu sống hầu như không tồn tại" - Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh rào cản lớn nhất của việc chấm dứt đại dịch COVID-19 tại cuộc họp báo trực tuyến tổ chức tối 22-9.

Trong khuôn khổ cuộc họp, tiến sĩ Tedros và các chuyên gia WHO đã thông tin về 2 PHEIC (Tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế) đang tồn tại là COVID-19 và đậu mùa khỉ, cùng 1 "cựu" PHEIC khác là Ebola.

Tổng Giám đốc WHO cho biết những câu hỏi ông gặp thường xuyên nhất trong kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đang được tổ chức ở New York - Mỹ là: "Chúng ta đứng ở đâu? Đại dịch COVID-19 đã qua chưa?".

WHO tuyên bố nóng về 3 dịch bệnh nguy hiểm, nhiều người tử vong tuần qua - Ảnh 1.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: WHO

Theo tiến sĩ Tedros, nhân loại đang ở một vị trí tốt chưa từng có khi số tử vong hàng tuần tiếp tục giảm và hiện chỉ bằng 10% so với mức cao nhất ghi nhận tháng 1-2021, 2/3 dân số toàn cầu đã được tiêm chủng, bao gồm 3/4 nhân viên y tế và người cao tuổi. Các biện pháp kiểm dịch đã được dỡ bỏ ở hầu hết các quốc gia.

Tuy nhiên, gần 10.000 trường hợp tử vong ghi nhận trong tuần qua do một dịch bệnh vẫn là quá nhiều, nhất là khi đó là các ca tử vong có thể ngăn chặn.

Trước đó, nhiều nước ghi nhận số tử vong cao cũng thừa nhận hầu hết ca tử vong nằm ở "chỗ trũng" - những người chưa được tiêm chủng đủ hoặc tiêm mũi cuối cùng đã quá lâu trước khi nhiễm bệnh, nhất là nhóm đối tượng nguy cơ (cao tuổi, bệnh nền, suy giảm miễn dịch).

"Mặc dù khả năng miễn dịch ở cấp độ dân số đã tăng lên nhưng vẫn còn khoảng cách lớn về tiêm chủng, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình" - ông nhấn mạnh.

Trước đó, trên bản đồ từ vong do COVID-19 mới nhất trong báo cáo dịch tễ hàng tuần WHO phát hành hôm 21-9, nhiều quốc gia trung bình và thu nhập thấp, chủ yếu ở châu Phi và châu Á, vẫn được đánh dấu màu nâu nhạt - không có dữ liệu cụ thể.

Theo tiến sĩ Tedros, dù ngày tàn của đại dịch là "trong tầm mắt" nhưng đây là lúc để chạy nước rút, mà động thái quan trọng nhất là lấp những khoảng trống vắc-xin.

Tổng Giám đốc WHO cũng công bố tin mừng là Quỹ toàn cầu về vắc-xin mà WHO là một trong những thành viên chủ chốt đã nhận được thỏa thuận với Pfizer để tạo điều kiện tiếp cận với thuốc kháng virus Paxlovid ở các quốc gia thu nhập thấp.

Với PHEIC thứ hai - đậu mùa khỉ, tiến sĩ Tedros báo tin vui rằng số ca bệnh ghi nhận tuần qua tiếp tục giảm. Cho đến nay đã có hơn 62.000 ca được xác nhận (đã xét nghiệm khẳng định) được báo cáo cho WHO từ 105 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 23 trường hợp tử vong.

Tuy nhiên, WHO khẳng định đậu mùa khỉ hiện trong tình trạng giống COVID-19, có nguy cơ trỗi dậy nếu chủ quan và rất cần nỗ lực toàn cầu để thực sự đưa nó khỏi tình trạng PHEIC.

Ebola gây lo ngại lớn

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết đến nay số bệnh nhân Ebola ở Uganda được khẳng định bằng xét nghiệm là 8 người, trong đó 1 người đã tử vong. Số bệnh nhân "nghi nhiễm" là 23 người, trong đó 7 người đã tử vong.

Trong tuần này, Uganda tuyên bố bùng phát dịch Ebola. Số ca trong vụ bùng phát không ngừng gia tăng, bao gồm số ca tử vong, cho dù các hệ thống phản ứng khẩn cấp đã được kích hoạt.

Theo tiến sĩ Tedros, các chuyên gia của WHO đã sẵn sàng làm việc với các nhóm kiểm soát Ebola giàu kinh nghiệm của Uganda để củng cố các biện pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa cũng như cung cấp các vật tư y tế cần thiết.

Đợt bùng phát dịch bệnh nguy hiểm này của Uganda gây quan ngại lớn bởi với Ebola, chỉ cần 1 ca bệnh đã được coi là một ổ dịch. Tỉ lệ tử vong của Ebola là 25% đến 90%, trong đó chủng Sudan gây lo ngại nhất bởi có tỉ lệ tử vong 100% trong các đợt bùng phát gần đây. WHO đã từng 2 lần phải tuyên bố Ebola là PHEIC (2013-2015 và 2018-2020).

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
6 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.