World Bank chỉ rõ 2 nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của Việt Nam trong tương lai

20/03/2019 16:35
Để đạt được khát vọng trở thành nước có thu nhập trung bình cao thành công vào năm 2030 và là nước có thu nhập cao vào năm 2045, nền kinh tế Việt Nam cần hoạt động hiệu quả và bền vững trong suốt hơn 25 năm tới, tăng trưởng trung bình ít nhất phải bằng mức trong 30 năm qua, theo ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia World Bank tại Việt Nam.

Những thách thức lớn của Việt Nam

"Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ có lẽ là điều kiện tiên quyết quan trọng nhất để phát triển thành công", ông Ousmane Dione nói tại Hội thảo Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2045, sáng 20/3.

Từ sau Đổi mới, mức tăng GDP của Việt Nam đạt gần 7%/năm đã giúp cho thu nhập bình quân đầu người tăng gần gấp 5 lần. Việt Nam cũng đã vươn lên trở thành một nền kinh tế thu nhập trung bình thấp và là cường quốc xuất khẩu. Tỷ lệ nghèo của Việt Nam cũng đã giảm xuống dưới 7%, so với mức hơn 60% vào cuối những năm 1980.

Nhưng hành trình Việt Nam trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao chỉ mới bắt đầu, đại diện World Bank nhấn mạnh và cho rằng thành tựu 30 năm qua không đảm bảo cho những thành công trong tương lai.

Theo đó, việc điều chỉnh và thay đổi mô hình tăng trưởng mang tính cấp thiết nếu Việt Nam mong muốn trở thành nước có thu nhập trung bình cao thành công vào năm 2030 và là nước có thu nhập cao vào năm 2045.

"Để đạt được khát vọng này, nền kinh tế cần hoạt động hiệu quả và bền vững trong suốt hơn 25 năm tới, tăng trưởng trung bình ít nhất phải bằng mức trong 30 năm qua. Và mục tiêu này phải đạt được trong một bối cảnh đầy thách thức", ông nói.

Trong nước, Việt Nam đang phải đối mặt với những trở lực mang tính cấu trúc đang gia tăng, bao gồm dân số già hóa nhanh, tác động của tích lũy nhân tố giảm, cũng như chi phí môi trường ngày càng lớn trong quá trình phát triển.

Còn trên thế giới, Việt Nam sẽ phải lựa chọn hướng đi trong một bối cảnh đang thay đổi, những chuyển đổi về mô hình thương mại và đầu tư toàn cầu sẽ ít thuận lợi hơn cho sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là cơ hội đang được định hình, vừa tạo ra những rủi ro mới.

Theo đó, ông Ousmane Dione cho rằng Việt Nam phải trả lời hàng loạt câu hỏi về mô hình tăng trưởng, xu hướng đầu tư, phát triển kinh tế tư nhân như thế nào…Bởi đây là yếu tố giúp Việt Nam đưa ra được chương trình cải cách phù hợp để mở rộng giới hạn phát triển.

Chất lượng và thực hiện

Ngoài những vấn đề này, đại diện World Bank cũng nhấn mạnh đến 2 nhân tố được nhìn nhận là quan trọng, quyết định thành công trong tương lai của Việt Nam, dù chọn mô hình tăng trưởng nào.

Thứ nhất là chất lượng. Theo ông Ousmane Dione, các mô phỏng ban đầu cho thấy Việt Nam cần chuyển sang tăng trưởng dựa vào tăng năng suất, trong đó tốc độ tăng năng suất trung bình cần phải tăng mạnh, nhưng thành tựu này cho đến nay cũng chỉ một số ít nước đã đạt được.

Để tăng năng suất, cần cải thiện mạnh mẽ tất cả các khía cạnh chất lượng của tăng trưởng, bao gồm phân bổ nguồn lực hiệu quả, nâng cao chất lượng vốn nhân lực, tăng đầu tư có hiệu quả vào cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ, cũng như đổi mới và sáng tạo, để tất cả đều mang lại kết quả tăng năng suất.

Đối với khía cạnh cuối cùng, ông cho biết kinh nghiệm quốc tế cho thấy để đổi mới sáng tạo hiệu quả cần có một chương trình cải cách cởi mở và có lộ trình hợp lý, và các quốc gia ở giai đoạn phát triển khác nhau có những ưu tiên khác nhau trong đổi mới sáng tạo.

Thứ hai là thực hiện. "Những thách thức trong quá trình phát triển hiện nay của Việt Nam phức tạp hơn nhiều so với 30 năm qua", ông nói.

Một phần của sự phức tạp này bắt nguồn từ thực tế là các vấn đề phát triển đang ngày càng trở nên đa ngành. Giảm nghèo không chỉ đòi hỏi cải thiện đời sống kinh tế, mà còn cải thiện các dịch vụ cơ bản và phát triển nguồn vốn nhân lực.

Tương tự như vậy, phát triển vốn nhân lực không chỉ là về giáo dục, mà còn là về chăm sóc y tế trải suốt vòng đời của người dân cũng như chăm sóc người cao tuổi và bảo trợ xã hội… Do vậy, ông Ousmane Dione cho rằng để giải quyết các vấn đề phức tạp này, cần có sự lãnh đạo và quyết tâm mạnh mẽ.

Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng cần có hệ thống quản trị hiệu quả và phát triển, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng cả theo chiều ngang giữa các bộ ngành trong chính phủ và theo chiều dọc giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Tiếp tục cải cách thể chế mạnh mẽ để giải quyết những điểm yếu cơ bản liên quan đến cách thức chính phủ cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp và người dân sẽ là chìa khóa để thực hiện thành công các chiến lược chúng ta thảo luận hôm nay.

"Việt Nam cần thêm một cuộc Đổi mới nữa để đạt được khát vọng trở thành quốc gia hiện đại, có thu nhập cao vào năm 2045. Sống trong kỷ nguyên của những công nghệ đột phá, đang mang lại cả thách thức cũng như cơ hội, tôi muốn gọi đó là Đổi mới 4.0", ông Ousmane Dione nói.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
12 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
25 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
19 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.