WSJ: "Cơn bão hoàn hảo" bao vây nền kinh tế Mỹ, Chính quyền ông Biden đứng trước áp lực to lớn

20/04/2022 16:08
Tờ WSJ cho rằng Chính quyền Biden cần phải thay đổi mạnh mẽ để ngăn lạm phát trở nên tồi tệ hơn.

Kiềm chế lạm phát là trọng tâm duy nhất

Trong thời gian qua, một cơn bão hoàn hảo đã bao vây nền kinh tế Mỹ. Covid-19 đã làm xáo trộn nguồn cung của kinh tế Mỹ. Cục Dự trữ Liên bang giữ các chính sách lỏng lẻo quá lâu. Cuối cùng, Chính quyền Biden đã có nhiều bước đi chưa hợp lý, chẳng hạn như bơm 1,9 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn về nguồn cung, phát séc thuê nhà để người dân yên tâm sống mà không cần trả tiền, siết chặt sản xuất dầu khí trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung và giá tăng phi mã, tung ra một loạt các quy định giết chết tăng trưởng hay khiến ngân sách bị thâm hụt.

Hầu hết người Mỹ đang gặp khó khăn trong việc kiếm sống. Đã qua rồi cái thời mà FED đặt trọng tâm duy nhất là ổn định tiền tệ và giao mảng chính sách xã hội cho các chính quyền dân cử. Ngoài ra, Chính quyền Biden phải ngừng đề cử những chuyên gia có quan điểm ôn hòa vào FED. Ngân hàng trung ương cần các chuyên gia kinh tế cứng rắn.

WSJ: Cơn bão hoàn hảo bao vây nền kinh tế Mỹ, Chính quyền ông Biden đứng trước áp lực to lớn - Ảnh 1.

Trong bất kỳ tình huống khủng hoảng nào, 3 nguyên tắc đầu tiên là tập trung, tập trung và tập trung. Trọng tâm trong nước của Chính quyền Biden hiện nay phải là lạm phát. Với lạm phát duy trì trung bình 8,5% trên toàn quốc và lên tới 10,4% ở Utah, nó đang thực sự làm tổn hại tới đời sống của mọi người dân.

Thực tế rằng, những người nghèo hoặc có rất ít tiền tiết kiệm chính là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi giá đang tăng theo cấp số nhân. Tóm lại, điều mà nền kinh tế cần là lạm phát không kéo dài quá lâu. Chính vì thế, Tổng thống Biden nên tạm hoãn việc kế hoạch "Xây dựng lại tốt hơn" - khẩu hiệu tranh cử của ông Biden, cho mục tiêu trước mắt.

Những giải pháp cho nền kinh tế Mỹ

Để duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế và giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài trong các sản phẩm như đất hiếm, khoáng chất quan trọng và dược phẩm, Mỹ cần giảm bớt các quy định đang tồn tại trong toàn nền kinh tế. Các quy định dư thừa cản trở các doanh nghiệp sản xuất và trì hoãn người dân gia nhập lực lượng lao động.

Nước Mỹ cần tập trung vào việc tăng khả năng tự chủ nội địa với các nguyên liệu đầu vào quan trọng trong cả công nghiệp và nông nghiệp, bao gồm cả các kim loại để làm pin và các linh kiện quan trọng khác. Chính quyền có thể đẩy nhanh việc khai thác trong nước thông qua đẩy mạnh tốc độ cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thay vì phải mất 10 năm để có được giấy phép khai thác mỏ mới như hiện nay.

WSJ: Cơn bão hoàn hảo bao vây nền kinh tế Mỹ, Chính quyền ông Biden đứng trước áp lực to lớn - Ảnh 2.

Ngoài ra, Mỹ cần tăng cường nguồn cung dầu và khí đốt trong nước. Hãy chấm dứt việc các doanh nghiệp dầu khí, có mỏ cũng chẳng thể khoan khi chính phủ không cho phép. Việc xây dựng các đường ống mới để vận chuyển dầu và khí đốt trong nước cũng vẫn còn rất quan trọng.

Để làm thẳng chuỗi cung ứng, Chính quyền Tổng thống Biden phải loại bỏ các nút thắt hiện có tại các cảng và xây dựng các cảng nội địa mới.

Việc Quốc hội thông qua một ngân sách nhằm làm giảm thâm hụt cũng rất quan trọng. Các chính trị gia có xu hướng tin rằng thành tích kinh tế có thể đạt được thông qua việc bắt đầu các chương trình chi tiêu mới. Tuy nhiên, chi tiêu nhiều hơn có lẽ là điều cuối cùng mà nước Mỹ cần. Thay vào đó, giảm chi tiêu sẽ là một thành tựu.

Tổng thống Biden cũng phải tìm cách ngăn chặn làn sóng nhập cư bất hợp pháp trong khi đẩy nhanh nhập cư hợp pháp. Những người Mỹ mới có thể ngay lập tức tham gia vào lực lượng lao động cần được ưu tiên hơn so với những người nhập cư mà Chính phủ Mỹ phải chi nhiều tiền hơn cho họ.

Nếu không có thêm thị thực cho người nhập cư có thể làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, khách sạn và những mảng ít người lựa chọn khác, cây trồng sẽ không được thu hoạch và hàng hóa, dịch vụ sẽ bị suy giảm một cách không cần thiết.

Ngoài ra, hạn ngạch thị thực liên bang có thể được xây dựng dựa trên yêu cầu của các tiểu bang, những người biết rõ thị trường lao động của họ hơn so với Chính phủ Liên bang.

Nước Mỹ phải tạo ra các động cơ để khuyến khích sự tham gia của người lao động vào thị trường lao động. Song song với đó, phải loại bỏ các chính sách, hỗ trợ mà khiến cho người dân không muốn đi làm. "Lưới an toàn" chỉ nên được cung cấp cho những người thực sự cần chúng. Cuối cùng là cắt giảm hoặc loại bỏ thuế quan ngoại trừ những điều khoản phục vụ mục tiêu đối ngoại.

Một loạt các ưu tiên cũng đòi hỏi một loạt quy định mới. Chính vì thế, Tổng thống Biden nên loại bỏ một bộ phận các cố vấn hiện tại để lựa chọn bao quanh mình những người muốn nền kinh tế hoạt động trở lại.

Đối với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới, hãy nhớ lấy câu thần chú mà ông Bill Clinton đã nói năm 1992: Tất cả là về kinh tế. Người dân Mỹ cần một nhà lãnh đạo kinh tế mạnh trên cương vị Tổng thống.

Tham khảo: WSJ

https://cafef.vn/wsj-con-bao-hoan-hao-bao-vay-nen-kinh-te-my-chinh-quyen-ong-biden-dung-truoc-ap-luc-to-lon-20220420160751663.chn

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
10 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
10 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
3 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
4 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
4 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.