Xác thực sinh trắc gặp khó, một "ông lớn" ngân hàng tung chiêu "rất mới"

2 ngày trước
Thay vì phải dùng điện thoại thông minh "xịn" có chức năng quét NFC trên Căn cước công dân (CCCD) hay ra quầy giao dịch, người dân có thể xác thực sinh trắc học ngay trên ứng dụng ngân hàng một cách dễ dàng. Hiện, chỉ có một "ông lớn" ngân hàng triển khai phương thực này cho khách hàng.

Từ ngày 1/7/2024, các giao dịch chuyển tiền qua tài khoản, nạp tiền vào ví điện tử với giá trị từ 10 triệu đồng/lần hoặc dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng số tiền các giao dịch trong ngày từ 20 triệu đồng trở lên, thì lần chuyển tiếp theo trong ngày đó phải thực hiện xác thực bằng sinh trắc học theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN.

Theo ghi nhận của Dân Việt, 2 ngày sau khi Quyết định 2345 có hiệu lực (từ 1/7), tại các phòng giao dịch của các ngân hàng, nhiều người dân đến thực hiện xác thực sinh trắc học tại quầy.

Một trong những lý do khiến cho việc tự xác thực sinh trắc trên các ứng dụng ngân hàng (App) của khách hàng không thành công là do thiết bị điện thoại thông minh mà nhiều người dân đang sử dụng không có chức năng đọc NFC trên CCCD. Đây là bước quan trọng để xác thực sinh trắc học.

Ngoài ra, việc quá nhiều người cùng xác thực sinh trắc học cũng khiến hệ thống của một số ngân hàng quá tải.

Để giải quyết tình trạng người dân khó xác thực sinh trắc học vì những lý do trên, Vietcombank đã trở thành ngân hàng đầu tiên cho phép người dân cập nhật trực tuyến thông qua kết nối App-to-App giữa ứng dụng VCB Digibank và ứng dụng VNeID.

Với cách này, khách hàng chỉ cần đăng nhập ứng dụng VCB Digibank >> Tiện ích >> Cập nhật sinh trắc học >> Lựa chọn "Tài khoản định danh điện tử (VNeID)" và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình.

Qua trải nghiệm thực tế của Dân Việt, việc thực hiện xác thực sinh trắc học trên ứng dụng của ngân hàng Vietcombank kết nối VNeID diễn ra rất dễ dàng. Khách hàng sẽ không cần quét NFC, thay vào đó là chụp CCCD 2 mặt, quét mã QR và làm theo hướng dẫn.

Chị Phùng Thị Quỳnh Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, việc xác thực sinh trắc học khi giao dịch là việc làm cần thiết để gia tăng tính bảo mật cho tài khoản ngân hàng, tránh tình trạng mất tiền không lý do. "Với nhiều người, việc xác thực này khá mất thời gian, không cần thiết. Với bản thân tôi dù ít giao dịch số tiền lớn, nhưng thấy việc này rất an toàn khi chẳng may mất điện thoại cũng không dễ mất tiền vì phải có khuôn mặt mình xác thực".

Cũng theo chị Quỳnh Anh, thời gian đầu người dân đổ xô đi cập nhật nên rất khó nên chị đã không cập nhật ngay, rất may giờ ngân hàng tích hợp với ứng dụng VNeID nên dễ hơn rất nhiều.

"Ngày đầu (1/7/2024 - PV) tôi cũng thử cập nhật trên ứng dụng Vietcombank nhưng không được vì điện thoại không quét được NFC. Sau đó, tôi có ra điểm giao dịch, nhưng đông quá nên chưa vội xác thực. Hôm nay, vào xác thực sinh trắc lại thì thấy liên kết với VNeID nên không cần quét NFC, xác thực chỉ mất 1-2 phút rất tiện lợi", chị này nói.

Được biết, việc đồng bộ dữ liệu trên ứng dụng ngân hàng Vietcombank và VNeID của Bộ Công an được thực hiện theo Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, các ngân hàng được phép khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, khai thác thông tin trên căn cước công dân gắp chíp và sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) do Bộ Công an cung cấp.

"Vietcombank là ngân hàng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ đầu tiên với RAR để ứng dụng Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an vào thu thập, làm sạch thông tin và xác thực Sinh trắc học cho khách hàng trên kênh ngân hàng số, làm cơ sở đáp ứng quy định của Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước. Đến nay, Vietcombank là ngân hàng duy nhất triển khai xác thực sinh trắc học cho khách hàng bằng phương án này", lãnh đạo Vietcombank cho hay.

Tin mới

Sau iPhone Lock, tới lượt iPad Lock xuất hiện tại Việt Nam: Đến con buôn cũng bị đánh lừa!
4 giờ trước
Từ nay, người dùng cần thêm một bước kiểm tra khi mua iPad trên thị trường xách tay.
Tesla Cybertruck mắc kẹt trong hồ nước nhỏ, Elon Musk 'mất điểm' vì tuyên bố ảo
4 giờ trước
Đây không phải là lần đầu tiên Cybertruck gặp rắc rối khi tiếp xúc với nước. Chiếc xe này đã từng bị hỏng khi lái qua vũng nước, bị kẹt khi cố gắng lội sông và thậm chí gặp sự cố khi đi rửa xe.
Mua bán điện trực tiếp được thực hiện như thế nào?
3 giờ trước
Theo ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương, mua bán điện trực tiếp là cơ chế mới nên dự kiến sẽ có những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Vì thế, Bộ Công thương sẽ chủ động dự báo tình hình, đề ra giải pháp tháo gỡ.
Chiếc smartphone đình đám của Samsung giảm khủng 12 triệu đồng, sở hữu hiệu năng không kém cạnh iPhone 14
2 giờ trước
Galaxy Z Flip5 đang được đại xả kho với giá bán hấp dẫn để dọn đường cho Galaxy Z Flip6.
Xuất khẩu “nữ hoàng trái cây” mang về 1,5 tỷ USD
49 phút trước
Nửa đầu năm, sầu riêng được coi là “nữ hoàng trái cây” với giá trị xuất khẩu lớn nhất, chiếm 40% tổng kim ngạch, tương đương 1,5 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Xác thực sinh trắc học: Ngân hàng làm ngày làm đêm để gỡ vướng
10 giờ trước
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng ghi nhận mọi khó khăn vướng mắc của người dùng và có giải pháp xử lý khi xác nhận sinh trắc học. Mấy ngày qua các ngân hàng làm ngày làm đêm để gỡ vướng cho khách hàng.
Lo Việt Nam bị "đại bàng"nước ngoài gắn hình ảnh "đem con bỏ chợ" nếu không hỗ trợ đầu tư
15 giờ trước
Bộ KH&ĐT cho rằng, việc Việt Nam áp dụng thuế Tối thiểu toàn cầu đối với các tập đoàn xuyên quốc gia cần đi liền với các chính sách hỗ trợ tiền mặt, cơ chế ưu đãi chi phí đầu tư.
Giá USD hôm nay 6//7: Tiếp tục giảm
20 giờ trước
Giá USD hôm nay 6/7: Trên thế giới, đồng bạc xanh tiếp tục điều chỉnh giảm mạnh. Trong nước cùng chiều, tỷ giá trung tâm được NHNN niêm yết giảm 5 đồng vào phiên cuối tuần, hiện đang ở mức 24.246 VND/USD.
Chọn quy trình nào để triển khai tự động hóa và AI trong chuỗi cung ứng?
20 giờ trước
"Chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng bắt đầu từ các nghiệp vụ rất nhỏ, chỉ cần tiết kiệm 500đ cho mỗi quy trình cũng đủ tạo nên hiệu quả chi phí bất ngờ cho doanh nghiệp" - Các chuyên gia FPT akaBot và FPT.AI đồng nhận định khi chia sẻ về những bài học thực tiễn trong ứng dụng công nghệ để tối ưu hoạt động Logistics.