Theo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, Luật thuế bảo vệ môi trường hiện nay quy định, thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu trừ Etanol là 3.000 đồng/lít.
"Đối với xăng sinh học E5, thuế bảo vệ môi trường bằng 95% so với mức thuế của các loại xăng khác, tương đương 2.850 đồng/lít. Riêng đối với mặt hàng dầu Diezel (không phân biệt mức tiêu chuẩn khí thải) với thuế áp dụng là 1.500 đồng/lít", một doanh nghiệp nêu ý kiến với Bộ Công Thương.
The lộ trình được Chính phủ đưa ra, từ 1/1/2018, cả nước sẽ đồng loạt sử dụng xăng E5, đồng thời áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức IV, đây là nhiên liệu có chất lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn nhiều so với nhiên liệu tiêu chuẩn khí thải mức II hiện nay.
Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, quy định hiện hành thì mức bảo vệ môi trường với nhiên liệu mức IV với mức II đang được đánh đổ đồng bằng nhau (1.500 đồng/lit), nghĩa là thuế bảo vệ môi trường với xăng E5 bằng với Diezel. Việc áp dụng mức thuế như vậy theo doanh nghiệp là không hợp lý.
Trong văn bản gửi cơ quan chức năng mới đây, hãng phân phối xăng dầu lớn nhất Việt Nam – Petrolimex kiến nghị áp dụng chính sách khuyến khích sử dụng nhiên liệu sạch (tiêu chuẩn khí thải mức IV, V); đồng thời áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường ở mức thấp hơn, ví dụ bằng 90% mức thuế đối với các nhiêu liệu tiêu chuẩn chỉ mức II.
Ngoài ra, trong văn bản kiến nghị, Petrolimex đề xuất áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sinh học E5 và E10 lần lượt bằng mức 80% và 70% so mức thuế của xăng khoáng.
Nếu được chấp thuận, Petrolimex đề xuất áp dụng mức thuế kể trên ngay từ thời điểm 1/7/2018.