Xây sân bay mới: Cần cân nhắc kỹ nguồn lực và hiệu quả đầu tư

15/03/2021 07:02
Không thể phủ sự cần thiết của cảng hàng không đối với việc phát triển ở các địa phương. Tuy nhiên, nguồn lực và hiệu quả đầu tư như thế nào là điều buộc phải cân nhắc kỹ.

Nhiều địa phương đề xuất xây dựng cảng hàng không

Hiện tại cả nước đang khai thác 22 cảng hàng không, với công suất thiết kế 95,7 triệu lượt hành khách mỗi năm. Năm 2019 - thời điểm chưa bùng phát dịch bệnh COVID-19 , các cảng đã đạt công suất hơn 116 triệu lượt khách, tương đương với 121% so với thiết kế.

Tuy nhiên, lượt khách lại không phân bổ đồng đều, chỉ tập trung ở 3 trung tâm kinh tế: Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh còn tại các cảng hàng không khác đều có sản lượng thấp hơn so với thiết kế. Thậm chí, có cảng hàng không đạt dưới 20% công suất thiết kế.

Do vậy việc xem xét đầu tư cảng hàng không hay phát triển các loạt hình giao thông khác mang tính kết nối giữ các cảng hàng không, cần có những tính toán cụ thể.

Xây sân bay mới: Cần cân nhắc kỹ nguồn lực và hiệu quả đầu tư - Ảnh 1.

Nhiều địa phương đề xuất xây dựng cảng hàng không. Ảnh minh họa - VOV.

Nằm cách Cảng hàng không quốc tế Nội Bài khoảng 60km, mới đây Sở GTVT tỉnh Bắc Giang đã có văn bản đề xuất Bộ GTVT cho phép chuyển sân bay quân sự Kép thành sân bay lưỡng dụng, tức kết hợp giữa quân sự và dân sự.

Hai vấn đề được tỉnh Bắc Giang đưa ra đó là ở thời điểm hiện tại, mật độ sân bay các tỉnh phía Bắc còn khá thưa thớt. Trong khi đó, sân bay Kép đã có sẵn mặt bằng và đáp ứng điều kiện kết nối với các loại hình giao thông khác.

Chính vì thế, tỉnh đã đề xuất mở rộng từ sân bay quân sự thành sân bay lưỡng dụng, sử dụng cho cả mục đích dân sự. Tuy nhiên, đây mới chỉ dừng ở chủ trương quy hoạch, còn công suất ra sao, nguồn lực đầu tư như thế nào sẽ được tiếp tục tính toán cụ thể.

Đại diện Sở GTVT - cơ quan tham mưu của tỉnh đánh giá nếu dựa trên cơ sở sẵn có của sân bay quân sự Kép thì tổng mức nâng cấp trở thành cảng hàng không sẽ không cao.

Không ai phủ sự cần thiết của cảng hàng không đối với việc phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương, thậm chí cả vùng. Tuy nhiên, nguồn lực và hiệu quả đầu tư như thế nào là điều buộc phải cân nhắc kỹ càng.

Thực tế cho thấy không phải cứ có cảng hàng không là kinh tế địa phương có thể cất cánh. Gánh nặng nợ công của các địa phương ngày càng chồng chất là một thực tế nên giấc mơ bay vẫn cần gắn liền với thực tế khách quan.

Tiêu chí xây dựng cảng hàng không

Tại tờ trình Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2050 lên Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất lựa chọn phương án đến năm 2030 cả nước sẽ có thêm 4 cảng hàng không và đến 2050 tăng 8 cảng hàng không so với hiện nay.

Tuy nhiên, có 8 địa phương từng đề xuất xây sân bay gồm: Ninh Bình, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Bình Phước, Bắc Giang, Hà Giang, đều không nằm trong quy hoạch Cục Hàng không xây dựng. Các địa phương đều có lý do phân tích sự cần thiết của đề xuất này.

Ở góc độ khác, nghiên cứu trên thế giới cho thấy, 75% người dân có thể tiếp cận với cảng hàng không trong bán kính 100 km. Nếu áp theo tiêu chí này, Việt Nam có thể đáp ứng tới 98% vào năm 2030 nếu như tiếp tục được bổ sung thêm 4 cảng hàng không nữa.

Đại diện Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải - đơn vị thực hiện quy hoạch, cho rằng việc lựa chọn các cảng hàng không mới dựa trên 6 tiêu chí chính. Sự cần thiết và mức độ khả thi làm sân bay mới bao gồm nhu cầu sản lượng, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, khẩn nguy cứu trợ, điều kiện tự nhiên và cự ly bố trí.

Đại diện Bộ GTVT cũng cho biết, bên cạnh những tiêu chí mà đơn vị tư vấn đề xuất, Bộ cũng ưu tiên xem xét phát triển cảng hàng không ở những địa phương hạ tầng đường thủy, đường bộ còn chưa thuận tiện, chưa tạo đà phát triển cho địa phương và vùng.

Tìm nguồn lực đầu tư cảng hàng không

Nhiều địa phương đã có những chuyển biến khá tích cực về phát triển kinh tế - xã hội khi đưa cảng hàng không vào hoạt động. Không những thế, còn hình thành nhiều khu vực kinh tế khi được kết nối với quy hoạch, kế hoạch phát triển của cả vùng.

Tuy nhiên, đầu tư một cảng hàng không luôn đòi hỏi mức đầu tư lớn. Trong khi đó, hiện phần lớn nguồn lực đầu tư hệ thống cảng hàng không của cả nước đều phụ thuộc vào ngân sách. Vậy nguồn lực đầu tư cho các cảng hàng không mới sẽ được lấy từ đâu. Điều này cần được coi là tiêu chí để xem xét đưa vào quy hoạch hệ thống cảng hàng không trong thời gian tới.

Thực tế cho thấy, trong trường hợp bình thường, tức là chưa có tác động của dịch bệnh thì trong năm 2019 cũng chỉ có 6 cảng hàng không hoạt động có lãi, số còn lại phải bù lỗ. Rõ ràng, không phải hàng không lúc nào cũng dễ dàng cất cánh bởi để bay được cần phải tính đến quy mô, lợi thế và tiềm năng của cảng hàng không đó.

Trong vòng 10 năm gần đây, thị trường vận tải hàng không có sự phát triển mạnh luôn duy trì mức 2 con số với mức tăng trưởng trung bình đạt 16,5%. Theo đó, Việt Nam được đánh giá là một trong thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực châu Á.

Tuy nhiên, việc xây dựng quy hoạch cảng hàng không, sân bay phải có sự đồng bộ tổng thể quy hoạch của ngành giao thông vận tải, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung, không thể vì lợi ích của một địa phương nào. Việc cần thận trọng trong xem xét đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của quy hoạch là vô cùng quan trọng.

Tin mới

Xe tay ga Honda nhưng xịn như Vespa có gì đặc biệt?
4 phút trước
Mẫu xe tay ga Honda Giorno+ 2025 mang thiết kế cổ điển với đường cong mềm mại, mức giá bán từ 43 triệu đồng.
Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 3/2025: Bộ đôi VinFast VF 5 và VF 3 đỉnh nóc
8 phút trước
Kết thúc tháng 3/2025, hai mẫu xe điện của VinFast là VF 3 và VF 5 tiếp tục giữ vững ngồi vị đầu bảng trong bảng xếp hạng doanh số toàn thị trường.
Yamaha T-Max 2025 ra mắt: Chùm cuối xe tay ga của nhà Yamaha có nâng cấp gì nổi bật?
20 phút trước
Trong thế giới xe tay ga hạng sang, cái tên Yamaha T-Max từ lâu đã trở thành biểu tượng.
Loạt sản phẩm sữa giả "bay màu" khỏi kênh phân phối, HIUP bị điểm tên
30 phút trước
Loạt sản phẩm sữa bột giả không còn xuất hiện trên quầy kệ kênh phân phối, cũng như truy cập được vào đường link bán hàng trên kênh online.
Bán được hơn 35.000 xe tại Việt Nam trong quý 1, doanh số của VinFast tại Mỹ ra sao?
55 phút trước
Kể từ đầu năm, đã có hơn 500 xe được VinFast bàn giao đến tay khách Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Hồng Kỳ N701 - Mẫu xe chở Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có gì đặc biệt?
2 giờ trước
Hồng Kỳ N701 là mẫu xe thuộc phiên bản giới hạn chỉ 50 chiếc, sản xuất riêng cho các chính khách cấp cao Trung Quốc.
'Skoda Kodiaq bản điện' chạy thử: Dự kiến đi 600km/sạc, có điểm trừ khiến dân thích 'sống trên đường' quan ngại
1 ngày trước
Mẫu SUV điện 7 chỗ mới của Skoda hứa hẹn khả năng kéo ấn tượng, nhưng quãng đường di chuyển khi kéo rơ-moóc lại là một câu chuyện khác.
Mỹ vừa chốt đơn hơn 7 tỷ USD một 'mỏ vàng' của Việt Nam: Thuế nhập khẩu được miễn 0%, nước ta là ông lớn thứ 5 thế giới
1 ngày trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng tỷ đô này.
Kia Seltos thế hệ mới sẽ có bản hybrid: Mượn động cơ từ Hyundai Kona, ADAS, 2 màn lớn, có thể ra mắt ngay năm sau
2 ngày trước
Kia Seltos chắc chắn sẽ có cấu hình hybrid khi hãng xe Hàn Quốc mong muốn nâng gấp đôi số lượng xe điện hóa đang có trong đội hình toàn cầu.