“Xé rào” trồng lúa (Bài 3): Không đổ hết lỗi cho nông dân

04/03/2020 09:30
(Dân Việt) Phân tích về nguyên nhân vì sao dù đã được cảnh báo, song nhiều hộ nông dân vùng ĐBSCL vẫn “xé rào” trồng lúa ở những vùng nước có nguy cơ bị nhiễm mặn, GS - TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, chuyên gia hàng đầu về cây lúa ở ĐBSCL, cho rằng, “do người dân cố tình không nghe”.

Cố tình không theo khuyến cáo

GS-TS Võ Tòng Xuân giải thích, hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn ra trầm trọng hơn và thay đổi theo hướng bất lợi cho người dân. Trên thượng nguồn, nhiều đập được xây dựng để giữ nước nhưng vẫn bị hạn, rồi các nước bạn cũng đang tranh lấy nước sông Cửu Long trong mùa kiệt.

“Nguồn nước hiện nay ở ĐBSCL không như trước nữa, nhưng người dân vẫn lo trồng lúa ở những nơi mà biết trước sẽ thiếu nước, dẫn đến thiệt hại. Làm không theo khuyến cáo, cái này chính là do nông dân chứ không đổ thừa ai hết. Thực tế, ở vụ lúa này, diện tích sản xuất theo khuyến cáo đều tốt” – ông Xuân nói.

“xe rao” trong lua (bai 3): khong do het loi cho nong dan hinh anh 1

“xe rao” trong lua (bai 3): khong do het loi cho nong dan hinh anh 2

Nông dân huyện Ba Tri (Bến Tre) trò chuyện với phóng viên Báo NTNN ngay bên cánh đồng bị thiệt hại do thiếu nước, xâm nhập mặn. Ảnh: H.Đ

Mùa khô năm 2019 - 2020, ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL đã tổ chức chuyển đổi 50.000ha đất lúa có nguy cơ hạn, xâm nhập mặn cao sang trồng rau màu hàng năm (45.300ha), cây ăn quả (3.450ha) và nuôi trồng thủy sản 1.200ha. Ngoài ra, diện tích chủ động cắt vụ, giãn vụ đạt xấp xỉ 100.000ha.

Về trách nhiệm của cơ quan chức năng các địa phương ĐBSCL, chuyên gia hàng đầu về cây lúa Võ Tòng Xuân cho rằng, hiện nay vẫn chưa tạo cơ sở hạ tầng tốt để người dân chuyển đổi từ cây lúa sang cây trồng khác mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn trong điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn.

Từ đó, khiến người dân cũng thấy rằng không làm lúa thì không làm gì khác được, nên cứ làm và thiệt hại. Hơn nữa, cần hạn chế xây dựng các công trình không cần thiết ở vùng nhiễm mặn, đừng cố gắng giữ ngọt vì dễ dẫn tới việc tốn kém ngân sách mà người dân không được hưởng lợi.

“Ở nhiều địa phương, phần lớn các công trình đều phục vụ trồng lúa, chưa thấy công trình lớn để nuôi tôm, trồng xoài… mà lại do nông dân tự phát làm. GDP là tiền chứ không phải lúa, nhưng nhiều địa phương ĐBSCL vẫn thấy rằng nó làm ra từ cây lúa. Vì vậy, cứ đầu tư mặc dù lúa không có giá trị cao” - GS Xuân nhấn mạnh.

Ông Xuân cũng khẳng định, Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH (gọi tắt là Nghị quyết 120) rất hay. Thế nhưng thời gian qua, nhiều nơi chưa đầu tư đủ điều kiện cần và đủ cho nông dân tham gia sản xuất theo nghị quyết trên, ngược lại tiếp tục tạo điều kiện để người dân trồng lúa. Nơi nào trồng lúa nhiều đều nghèo và không thể giàu lên được nếu cứ làm thế này.

Là “liều thuốc thử” 

TS Trần Hữu Hiệp - chuyên gia kinh tế vùng ĐBSCL lại cho rằng, đổ lỗi cho nông dân tự ý “xé rào” trồng lúa là không phải. “Nếu như trước đây, 100 năm mới diễn ra 1 lần hạn mặn khốc liệt thì bây giờ sau 4 năm đã lặp lại, hạn mặn năm nay còn khắc nghiệt hơn cả mùa khô năm 2015 - 2016, mặn xâm nhập rất sâu. Để thấy rằng vấn đề BĐKH, tài nguyên nước và hạn hán, xâm nhập có những thay đổi, không theo quy luật trước đây nữa và tác động ngày càng tiêu cực hơn” – ông Hiệp chỉ ra.

Theo ông Hiệp, người dân và cơ quan chức năng vùng ĐBSCL cũng đã chủ động hơn đối phó với hạn mặn. Cụ thể, ngay từ tháng 6/2019 đã có dự báo về tình trạng này. Vấn đề hiện nay là sản xuất nông nghiệp không phải dựa vào thiên nhiên như ngày xưa mà phải nắm được các dự báo, bản thân người dân phải nâng tầm kiến thức lên. Tuy vậy, muốn bà con chuyển đổi cũng cần có thời gian, vốn, năng lực tổ chức sản xuất, trình độ, kết nối với doanh nghiệp…, cho nên đổ lỗi hoàn toàn cho nông dân tự ý “xé rào” cũng không phải. 

Ông Hiệp cũng đề nghị các cơ quan chức năng cần nâng cao năng lực cảnh báo sớm, xem xét rà soát lại các quy hoạch và có chính sách hỗ trợ thiết thực hơn, gắn với người nông dân, tránh để xảy ra tình trạng người dân làm ngược dự báo của ngành chức năng do không đủ niềm tin.

“Trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ của ngành chức năng là rất lớn và phải có tầm. Bởi hiện nay người dân trồng gì, có chuyển đổi hay không là quyền của bà con. Cơ quan chức năng không bắt người dân làm được nhưng có thể tác động bằng quy hoạch rõ ràng và có những chính sách hỗ trợ tương ứng như tín dụng, kỹ thuật canh tác, kết nối thị trường, không để nông dân tự bơi” - chuyên gia Trần Hữu Hiệp nói.

Theo ông Hiệp, có thể xem hạn mặn đợt này là “liều thuốc thử” để những người dân, các cơ quan hoạch định cơ chế chính sách xem xét lại tư duy, thích ứng theo điều kiện tự nhiên. “Liều thuốc thử” này sẽ khẳng định, đâu là điều phải làm và làm như thế nào, phối hợp ra sao?

“Cần nâng tầm thích ứng trước thách thức mới của hạn mặn. Theo đó, ngành quản lý, nông dân cần thay đổi tư duy, chuyển từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kinh tế nông nghiệp đa dạng, từ nặng về số lượng sang chất lượng và giá trị, vượt qua khỏi cái bóng của nông nghiệp lúa nước truyền thống từ ngàn đời” - ông Hiệp nói.

Tin mới

Trung Quốc tung ra 'cục sạc di động' cho ô tô điện, có thể di chuyển tự do mà không cần người điều khiển
17 phút trước
Gã khổng lồ ô tô điện Trung Quốc Wuling vừa ra mắt một bước tiến mới trong công nghệ trạm sạc di động cho xe điện (EV), tạo nên một cuộc cách mạng về cách cung cấp năng lượng cho xe hơi trong thời đại năng lượng tái tạo.
"Vua" xe ga 160cc nét căng ra mắt Campuchia, ăn đứt Air Blade, Honda SH
42 phút trước
NCX Honda ADV160 2025 được trang bị kính chắn gió lớn, màn hình LCD hiện đại, phanh ABS, bình xăng 8,1 lít.
Chàng trai Tây làm phở Việt sấy khô cực độc lạ, dân tình người ngỡ ngàng, người "khóc thét"
34 phút trước
Không chỉ gây sốt với cách làm phở Việt sấy khô độc lạ, mà đoạn clip còn khiến cộng đồng mạng còn không ngừng tò mò về thành quả cuối cùng của món ăn này.
Tại sao Temu lại rẻ như vậy? 5 lý do đằng sau mức giá thấp của Temu
16 phút trước
Nếu bạn tình cờ biết đến Temu và tự hỏi tại sao giá các món đồ được bán trên đó lại thấp như vậy thì hãy yên tâm, bạn không phải là người duy nhất.
Giá vàng tăng cao kỷ lục, Hội đồng Vàng thế giới và chuyên gia đồng thuận đưa ra dự báo “nóng” gì?
48 phút trước
Trong những ngày qua, giá vàng liên tục tăng cao kỷ lục. Vậy, các chuyên gia đưa ra nhận định gì về kịch bản sắp tới?

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.177.132 VNĐ / tấn

197.30 JPY / kg

1.96 %

+ 3.80

Đường

SUGAR

12.713.766 VNĐ / tấn

22.80 UScents / lb

2.61 %

+ 0.58

Cacao

COCOA

185.500.891 VNĐ / tấn

7,334.00 USD / mt

-0.77 %

- -57.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

137.180.416 VNĐ / tấn

246.01 UScents / lb

-1.33 %

- -3.31

Đậu nành

SOYBEANS

9.165.526 VNĐ / tấn

986.21 UScents / bu

0.38 %

+ 3.71

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.353.167 VNĐ / tấn

299.60 USD / ust

-0.66 %

- -2.00

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.539.056 VNĐ / tấn

45.80 UScents / lb

0.95 %

+ 0.43

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Những trái dừa "kỳ lạ" ở Trà Vinh và sự ra đời của loại đồ uống khiến khách Mỹ say mê
6 giờ trước
Ban đầu, ý tưởng của cô thạc sỹ bị không ít người nghi ngờ, cho rằng đó là một việc làm mạo hiểm.
Cà phê Việt Nam thắng lớn
23 giờ trước
Kim ngạch xuất khẩu cà phê niên vụ 2023-2024 đạt 5,43 tỷ USD, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết và khẳng định đây là trị giá cà phê xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.
Thị trường ngày 31/10/2024: Cà phê robusta tăng do một yếu tố từ Việt Nam, dầu bật tăng, vàng lập kỷ lục mới
1 ngày trước
Chốt phiên giao dịch ngày 30/10/2024, giá quặng sắt tăng nhẹ khi lo ngại về thuế quan của EU làm giảm bớt lạc quan về kích thích tài chính của Trung Quốc, phê Robusta cung tăng giá do mưa lớn ở Việt Nam.
Đối thủ Honda Lead, Vision lộ diện: Xe máy Thái Lan đẹp, cốp 30 lít, giá từ 43 triệu đồng
1 ngày trước
Mẫu xe tay ga Honda Giorno+ có thiết kế mang hơi hướng cổ điển đi kèm trang bị hiện đại, smartkey, bình xăng 5,4 lít...