“Xé rào” trồng lúa (Bài 4): Đương đầu cực đoan, hậu quả đáng tiếc!

05/03/2020 10:05
(Dân Việt) Thay vì né tránh, nhiều nông dân vùng ĐBSCL đã bỏ qua khuyến cáo xuống giống trong mùa hạn, mặn, tức là đương đầu đối phó với thời tiết cực đoan nên dẫn đến những thiệt hại đáng tiếc.

Dự báo tốt nhưng thực hiện chưa tốt

Mùa khô 2019-2020 này, nhiều người dân, nhà khoa học và cơ quan chức năng không khỏi bất ngờ khi mặn xâm nhập tới địa phận TP.Cần Thơ. Mặc dù đợt mặn lịch sử năm 2016, mặn “tấn công” tới TP.Cần Thơ với độ mặn hơn 2‰ nhưng chỉ diễn ra vài tiếng vào lúc triều cường rồi rút dần và hết hẳn. Tuy nhiên, năm nay mặn sớm hơn gần 1 tháng và độ mặn cao hơn.

Về chuyện hiếm thấy này, thạc sĩ Kỷ Quang Vinh - nguyên Chánh Văn phòng công tác Biến đổi khí hậu TP.Cần Thơ nhận định: “Năm nay, mới đầu tháng Giêng mà mặn đã lên tới 3,5‰, trong khi sắp tới còn một hoặc hai đợt triều cường nữa. Trường hợp mặn tràn lên khu vực các nhà máy nước trên sông Hậu thì có thể gây khó khăn đến nguồn nước sinh hoạt. Nước cho tưới tiêu, sản xuất công nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng”.

“xe rao” trong lua (bai 4): duong dau cuc doan, hau qua dang tiec! hinh anh 1

Mặn xâm nhập sâu làm thiệt hại nhiều diện tích lúa trồng ngoài quy hoạch ở ĐBSCL.  Ảnh: Huỳnh Xây

"Về chiến lược lâu dài, Nghị quyết 120 của Chính phủ chính là lời giải bền vững. Cụ thể là cắt giảm diện tích lúa ở những vùng không cần thiết, vùng cho năng suất kém và hỗ trợ người dân trồng cây khác hoặc nuôi thuỷ sản...”.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện

Hướng xâm nhập mặn vào thành phố này chủ yếu theo từ sông Hậu và do thủy triều đẩy mặn từ biển vào, ảnh hưởng đến các quận, huyện nằm cặp theo sông Hậu (giáp với tỉnh Hậu Giang) như quận Cái Răng.

Với những gì đang diễn ra ở TP.Cần Thơ - địa phương nằm trung tâm ĐBSCL, ông Vinh cho rằng, hạn mặn sẽ ngày càng khắc nghiệt, khó lường hơn đối với cả vùng ĐBSCL. Cách đây 6 tháng, các cơ quan chức năng dự báo hạn mặn sẽ diễn ra khốc liệt, tuy nhiên lại không triển khai thực hiện hiệu quả giải pháp khi hạn mặn đến, làm người dân vẫn bị thiệt hại trong sản xuất.

Ngoài ra, các địa phương vùng ĐBSCL vẫn chưa làm được công trình trữ nước trong khi nguồn nước còn rất dư thừa. Mỗi năm sông Mekong cung cấp khoảng 475 tỷ m3, chúng ta chỉ sử dụng khoảng 50 tỷ và trên thượng nguồn sử dụng khoảng 100 tỷ, còn lại chảy ra biển.

Về lâu dài, ông Vinh nhấn mạnh vùng ĐBSCL phải có nhiều công trình thuỷ lợi trữ nước để ứng phó với hạn mặn, đặc biệt là hai công trình thuỷ lợi ở Tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên và vùng Tràm Chim. Các giải pháp công trình này phải thực hiện đồng bộ giữa các địa phương với nhau, để khi có hạn mặn hay lũ thì phát huy ngay tác dụng và phải đảm bảo môi trường.

Bên cạnh đó, mỗi người dân, địa phương nên chủ động trữ nước từ các nguồn kênh rạch có sẵn. Nếu mọi người đều làm thì sẽ trữ được rất nhiều nước trong đất, khả năng đẩy mặn ra biển sẽ dễ dàng hơn.

Dịch chuyển thời vụ phù hợp từng vùng

Khảo sát ở tỉnh Vĩnh Long và Sóc Trăng mới đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá các địa phương đã làm rất tốt công tác phòng chống hạn mặn với nhiều biện pháp cụ thể, hiệu quả. So với hạn mặn mùa khô năm 2015 - 2016, hạn mặn gay gắt và nghiêm trọng hơn nhưng mức độ thiệt hại trên lúa chỉ khoảng 3%.
Bộ trưởng đề nghị các tỉnh cân nhắc chuyển đổi diện tích lúa xuân hè trái vụ sang trồng màu, nhằm giảm áp lực về nguồn nước. Ngành nông nghiệp và các ngành liên quan phải có trách nhiệm tham mưu cho tỉnh điều chỉnh, hoàn thiện tái cơ cấu nông nghiệp tổng thể. 

Còn theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái vùng ĐBSCL, từ tháng 7/2019, giới chuyên gia đã có nhận định nguyên nhân chính, đầu tiên gây ra hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL là do hiện tượng El-Nino.

Cụ thể, từ đầu năm cho đến tháng 9/2019, ElNino diễn ra trên toàn lưu vực sông Mekong, lượng mưa thấp kỷ lục, dẫn đến lượng nước của sông Mekong giảm mạnh.

Trong khi ranh giới mặn và ngọt ở ĐBSCL là sự tranh chấp ngày đêm giữa lực sông và lực biển. Tức là khi mực nước sông yếu thì biển mạnh lấn vào sâu bên trong. Năm nào lũ trên sông Mekong thấp thì mùa khô năm sau sẽ gay gắt và điều này đã từng diễn ra trong đợt hạn, mặn lịch sử hồi năm 2016.

“Hạn mặn gay gắt đã lặp lại vào mùa khô 2019-2020, chỉ sau 4 năm, cũng có nghĩa là những sự kiện cực đoan sẽ diễn ra với tần suất cao hơn. Thay vì ngày xưa, sự kiện cực đoan 100 năm mới diễn ra 1 lần thì bây giờ có thể 25 năm 1 lần, còn những sự kiện trước kia 25 năm diễn ra 1 lần thì bây giờ 10 năm 1 lần. Tuy nhiên, nó cũng không có nghĩa là mãi mãi như thế về sau, do đó chúng ta phải tỉnh táo, xem xét từng trường hợp cụ thể” - ông Thiện nói thêm.

Bên cạnh đó, việc các đập thủy điện trên sông Mekong tích nước đã làm thay đổi thời gian nước di chuyển xuống hạ nguồn. Nước muốn đi qua một chuỗi các đập này mất rất nhiều thời gian, làm cho tình trạng hạn, mặn càng gay gắt. Để ứng phó với hạn mặn, ông Thiện cho rằng về ngắn hạn, ở những năm khí hậu cực đoan, chúng ta phải “né” bằng cách dịch chuyển lịch thời vụ theo điều kiện thực tế từng địa phương, bởi đương đầu đối phó thì khó mà thành công.

“Như vùng bán đảo Cà Mau bản chất là vùng mặn, bình thường không nhận nước từ sông Cửu Long mà chỉ dựa vào nước mưa. Trong đất, phía dưới đã bị mặn, lớp đất mặt phía trên không mặn do lấy được nước mưa. Tuy nhiên mưa năm nay ít nên vùng này dễ bị tổn thương nhất, không còn hệ thống mặn ngọt luân theo mùa như trước nữa. Dù cố gắng chống cự bằng công trình trữ nước thì lượng nước này cũng mất rất nhanh, không thể qua được đỉnh điểm mùa khô năm nay (từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4)” - ông Thiện phân tích.

Về chiến lược lâu dài, chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện cho rằng, Nghị quyết 120 của Chính phủ chính là lời giải bền vững. Cụ thể là cắt giảm diện tích lúa ở những vùng không cần thiết, vùng cho năng suất kém và hỗ trợ người dân trồng cây khác hoặc nuôi thuỷ sản...

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
5 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
7 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
8 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
9 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
9 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.111.480 VNĐ / tấn

197.00 JPY / kg

-0.81 %

- -1.60

Đường

SUGAR

12.163.796 VNĐ / tấn

21.82 UScents / lb

-1.71 %

- -0.38

Cacao

COCOA

176.673.282 VNĐ / tấn

6,987.00 USD / mt

-3.30 %

- -243.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

141.466.846 VNĐ / tấn

253.77 UScents / lb

-1.87 %

- -4.84

Đậu nành

SOYBEANS

9.447.101 VNĐ / tấn

1,016.80 UScents / bu

0.12 %

+ 1.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.255.996 VNĐ / tấn

296.20 USD / ust

-0.77 %

- -2.30

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

27.187.367 VNĐ / tấn

48.77 UScents / lb

0.93 %

+ 0.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ "bẻ lái" nuôi con "hiền như cục đất" mê ăn chuối
11 giờ trước
Mong muốn làm giàu ở quê nhà, anh Trần Quốc Tuấn ở Hà Tĩnh mạnh dạn nuôi con quen thuộc mà khi nhắc tên ai cũng thấy hay, một thời gian sau mang đi bán nhẹ nhàng thu về 500 triệu đồng/năm.
Đây chính là ‘mỏ vàng’ giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu hơn 16 tỷ USD kể từ đầu năm, hơn 100 quốc gia trên thế giới đã chốt đơn
14 giờ trước
Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan đang mạnh tay săn lùng mặt hàng này từ Việt Nam.
Bình Thuận: Thanh long nghịch vụ rớt giá "sốc", còn 2.000 đồng/kg
15 giờ trước
Từ mức giá hơn 20.000 đồng/kg đầu vụ, hiện giá thanh long nghịch vụ đang quay đầu giảm "sốc", chỉ bằng 1/10, khiến nông dân thấp thỏm
Vàng tăng 30% từ đầu năm nhưng nếu ‘all-in’ vào 4 loại hàng hóa này, nhà đầu tư còn lãi đậm hơn nhiều
16 giờ trước
Bối cảnh chung của thị trường hàng hóa không mấy tươi sáng kể từ đầu năm nhưng vẫn có một số sản phẩm ghi nhận tăng trưởng rất mạnh.