“Xé rào” trồng lúa, trắng tay vì hạn mặn, đau lòng cắt bỏ cho bò ăn

02/03/2020 06:00
(Dân Việt) LTS: Đến thời điểm này, diện tích lúa bị thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khoảng 29.700ha, chỉ bằng 7,3% so với tổng thiệt hại mùa khô năm 2015-2016. Vụ lúa đông xuân vẫn được mùa, giá lúa tăng nhẹ. Mặc dù con số thiệt hại thấp, nhưng điều đáng nói là phần lớn diện tích này do người dân tự ý “xé rào” xuống giống, bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng địa phương.

Bài 1: Những chuyện buồn bên cánh đồng khô cháy

Những ngày cuối tháng 2/2020, về vùng trồng lúa ở huyện Giồng Trôm (Bến Tre), phóng viên NTNN tận mắt chứng kiến nhiều ruộng lúa bị bỏ hoang, cây lúa chuyển màu lá và chết dần. Chia sẻ với phóng viên, nông dân ai cũng lắc đầu ngao ngán vì mùa vụ mất trắng.

Đau lòng cắt lúa non cho bò ăn

Tại ấp 3, xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm, nhìn thấy chị Đoàn Thị Kim Thoa ngồi ngay trên ruộng cắt lúa, phóng viên lại gần hỏi thì mới biết, chị cắt để đem về cho 7 con bò ở nhà ăn.

“Vụ đông xuân này, nhà tôi có 1.300m2 đất trồng lúa. Do nước mặn xâm nhập nên không thể lấy nước vào ruộng, khiến đất khô cạn, nứt nẻ, cây lúa không thể lớn được. Vì vậy, tôi quyết định cắt về cho bò ăn dần, đỡ phí. Mùa này bò ăn nhiều, nếu hạn mặn kéo dài e rằng bò cũng không có nhiều thức ăn nữa” - chị Thoa nhìn về những cây lúa đang chết dần, buồn rầu nói.

“xe rao” trong lua, trang tay vi han man, dau long cat bo cho bo an hinh anh 1

Chị Thoa gieo sạ “xé rào” và bị thiệt hại do mặn xâm nhập. Huỳnh Xây

Ghi nhận của phóng viên Báo NTNN, tại 2 tỉnh giáp biển là Bạc Liêu và Cà Mau, hiện có rất nhiều cánh đồng lúa lá úa vàng, mặt ruộng nứt nẻ, những con kênh đều cạn trơ đáy. Nông dân ở đây hầu hết không làm lúa vụ 3 mà sản xuất theo mô hình lúa - tôm.

Tuy nhiên, do chọn lúa dài ngày thay vì các giống ngắn ngày (dưới 100 ngày) nên cuối cùng bà con vẫn bị thiệt hại hoàn toàn, không thu hoạch được.

Theo chị Thoa, ngành chức năng địa phương đã khuyến cáo không xuống giống để né mặn, nhưng chị cảm thấy mùa này cây lúa có thể vượt qua như những năm trước nên đã mạnh tay “xé rào” trồng. Nhiều hộ dân khác cũng “xé rào” trồng lúa cũng vì suy nghĩ như chị. Kết cục là bị thiệt hại.

Tại xã Mỹ Chánh, huyện Ba Tri cũng có rất nhiều ruộng lúa bị thiệt hại hoàn toàn do nước bị nhiễm mặn. Ruộng lúa của ông Nguyễn Tấn Tài dù đã làm đòng song vẫn không thể ra bông.

“Tôi có hơn 3 công (3.000m2) đất lúa. Thấy vụ đông xuân năm trước làm trúng, không bị mặn xâm nhập, tôi đã gieo sạ. Không ngờ, nước mặn lên nhanh, đi vào ruộng làm toàn bộ diện tích bị mất trắng vì không ra nổi bông” - ông Tài chia sẻ.

Ông Tài cũng thật lòng cho biết, trước khi xuống giống, chính quyền địa phương đã khuyến cáo không được gieo sạ nhưng vì đây là vụ chính - vụ lúa mang lại lợi nhuận nhiều nhất trong năm - nên ông vẫn làm liều. Lúa bị thất mùa, ông Tài giờ đi chở nước ngọt thuê để kiếm sống qua ngày.

Tương tự, tại một số địa phương ở huyện Sóc Trăng cũng có tình trạng người dân “xé rào” trồng lúa đông xuân. Đi qua những cánh đồng dưới trời nắng gắt, phóng viên nhận thấy nhiều diện tích lúa nơi đây đã khô cháy. Thiệt hại nặng nhất có thể kể đến hộ anh Lê Công Minh (ấp Tân Lập, xã Tân Hưng, huyện Long Phú) bị mất trắng tới 40ha.

Anh Minh buồn rầu kể, bản thân anh không muốn gieo sạ vụ này vì ngành chức năng đã khuyến cáo nước mặn sẽ đến sớm. Nhưng vì thấy nhiều bà con ở gần đã gieo sạ hết, lại sẵn có lúa giống để trong nhà nên anh cũng xuống giống.

“Thật không may, từ tháng 1 đến nay, nước mặn xâm nhập, ngành chức năng đóng cống không cho nước vào kênh nội đồng nên lúa chết khô. 40ha này, tôi thiệt hại gần 20 triệu đồng, vụ sau kiếm đâu ra tiền để gieo sạ đây?” - anh Minh thở dài nói.

Qua trò chuyện, phóng viên biết được anh Minh bị bệnh gout nên không thể ngồi được bình thường và cũng không thể lên TP.HCM hay Bình Dương làm thuê như nhiều thanh niên khác ở địa phương. Quá buồn vì mùa màng thất bát nên gia đình anh thường đóng cửa, không muốn gặp gỡ, trò chuyện với ai.

Cứu lúa trong vô vọng

Nhìn 2 công lúa đang bị chết khô vì thiếu nước, ông Thạch Hiền ở ấp Khoan Tang, thị trấn Long Phú (huyện Long Phú, Sóc Trăng) cho hay, khi vừa gieo sạ xong lúa vụ 3 thì nước mặn xâm nhập, đến nay lúa đã hơn 30 ngày tuổi và không có nước cứu, coi như mất trắng.

Theo ông Hiền, trước đó, chính quyền địa phương và các kênh truyền thông đã nhiều lần thông báo về tình trạng xâm nhập mặn năm nay sẽ xảy ra sớm và gay gắt, nhưng vì đông xuân muộn là vụ là trúng mùa, trúng giá nhất trong năm nên ông và một số nông dân đã quyết định “xé rào” xuống giống.

Đứng trên ruộng lúa bị mất trắng, ông Hiền nói: “Tôi làm lúa chỉ trông chờ vào vụ 3 này. Giờ lúa chết, chi phí công sức bỏ ra không lấy lại được nữa. Những năm trước, vụ này tôi thu được 48 bao lúa, bây giờ thì không còn bao nào rồi”.

Có rất nhiều diện tích đất “xé rào” trồng lúa ở ấp Tân Lịch, xã Tân Hưng, huyện Long Phú bị thiệt hại 100%, nhưng do ở gần sông nên ông Lê Văn Chúng cố gắng bơm nước đã nhiễm mặn vào ruộng nhà mình để cứu lúa, dù biết là vô vọng.

Dẫn phóng viên ra cánh đồng 4ha của mình, ông Chúng nhổ cây lúa lên xem và lắc đầu nói: “Tôi bơm nước mặn vào ruộng là để lúa trổ được bông bao nhiêu đỡ bấy nhiêu. Mùa khô 2015-2016, nơi đây cũng thiệt hại do mặn, nhưng những năm sau đó trúng mùa lắm, 1 công (1.000m2) có thể lời tới 5 triệu đồng sau 3 tháng trồng. Còn năm nay chắc không có nổi triệu nào rồi”.

Về việc ngành chức năng khuyến cáo chuyển đổi sang cây trồng khác, ông Chúng cho rằng, chuyển đổi gì thì nước mặn đều làm chết hết, nơi này không thể trồng cây gì khác ngoài cây lúa.

Cùng quan điểm, ông Sơn Thai (ấp Tân Lập, xã Tân Hưng) cũng quyết định bơm nước mặn từ con sông gần như kiệt nước để cứu lúa. “14 công (1,4ha) lúa của tôi chuẩn bị trổ đòng thì nước nhiễm mặn. Không nỡ bỏ, tôi bơm nước mặn nhẹ này vào coi có cứu được không. Đằng nào cũng bị thua lỗ rồi, cứ thử bơm xem thế nào” - ông Sơn Thai chia sẻ.

Theo Bộ NNPTNT, đến nay vùng ĐBSCL có trên 1.510.000ha diện tích lúa đã xuống giống, trong đó bị thiệt hại do mặn xâm nhập khoảng 29.700ha (lúa mùa 16.000ha, lúa đông xuân 13.700ha). Con số thiệt hại chỉ bằng 7,3% so tổng thiệt hại năm 2015-2016 (405.000ha). Riêng về cây ăn quả chưa bị thiệt hại do ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
15 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
32 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
19 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
15 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
23 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.986.099 VNĐ / tấn

21.39 UScents / lb

0.05 %

+ 0.01

Cacao

COCOA

227.334.120 VNĐ / tấn

8,944.00 USD / mt

3.58 %

+ 309.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.514.490 VNĐ / tấn

302.51 UScents / lb

2.56 %

+ 7.54

Gạo

RICE

17.452 VNĐ / tấn

15.09 USD / CWT

0.53 %

- 0.08

Đậu nành

SOYBEANS

9.175.892 VNĐ / tấn

982.50 UScents / bu

0.49 %

+ 4.75

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.140.630 VNĐ / tấn

290.55 USD / ust

0.40 %

+ 1.15

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
17 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
17 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
19 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
20 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.