Xin đầu tư dự án bệnh viện 'trên giấy' rồi lấy đất đi thế chấp ngân hàngicon

Được giao gần 3ha đất để xây dựng bệnh viện nhưng hơn chục năm sau chủ đầu tư vẫn không có động thái xây dựng. Trước nguy cơ bị thu hồi, đã xuất hiện thông tin rao bán dự án.

Được giao gần 3ha đất để xây dựng bệnh viện nhưng hơn chục năm sau chủ đầu tư vẫn không có động thái xây dựng. Trước nguy cơ bị thu hồi, đã xuất hiện thông tin rao bán dự án.

 

Ba lần thế chấp cho ngân hàng

Cách đây 21 năm, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao 174ha tại P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2 (nay là TP.Thủ Đức), TP.HCM cho Công ty Xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận để đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính dự án khu dân cư. 

Sau khi xây dựng hạ tầng xong, Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận bàn giao 173ha đất để UBND TP.HCM giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức có chức năng đầu tư các dự án thành phần theo quy hoạch. 

Năm 2005, Công ty CP Đầu tư và Thương mại Đặng Trần (Công ty Đặng Trần) nộp hồ sơ xin tham gia xã hội hoá đầu tư xây dựng bệnh viện trong khu dân cư 174ha tại P.Thạnh Mỹ Lợi. 

Đến năm 2006, UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương và giao 3,2ha “đất sạch” cho Công ty Đặng Trần xây dựng bệnh viện. Chủ đầu tư sau đó đã nộp 24,7 tỷ đồng tiền sử dụng đất vào ngân sách. 

Do trừ lộ giới đường, diện tích thực tế của dự án thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là 2,9ha. Sở Tài chính sau đó đã hoàn trả 2,5 tỷ đồng cho Công ty Đặng Trần. 

Xin đầu tư dự án bệnh viện 'trên giấy' rồi lấy đất đi thế chấp ngân hàng
Dự án Bệnh viện Đa khoa Ngọc Tâm hiện vẫn là bãi đất trồng, cỏ dại mọc um tùm. 

Đến tháng 7/2008, Công ty Đặng Trần đổi tên thành Công ty CP Đầu tư và Thương mại Việt Tín (Công ty Việt Tín). Khi đó, đề án thành lập Bệnh viện Đa khoa Ngọc Tâm quy mô 500 giường tại khu đất 2,9ha P.Thạnh Mỹ Lợi được Bộ Y tế chấp thuận. 

Chưa đầy 1 năm sau, tháng 2/2009, UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Việt Tín để đầu tư xây dựng dự án Bệnh viện Đa khoa Ngọc Tâm. Về tiến độ dự án, bệnh viện hoạt động chính thức từ tháng 10/2010. 

Giấy chứng nhận đầu tư của dự án có điều kiện ràng buộc, nếu sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận mà dự án không triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án thì có thể bị chấm dứt hoạt động dự án. 

Sau khi hoàn chỉnh thủ tục pháp lý, chủ đầu tư dự án Bệnh viện Đa khoa Ngọc Tâm chỉ thi công phần ép cọc rồi tạm dừng, không thực hiện thêm bất kỳ hạng mục nào khác. 

Thời gian này, Công ty Việt Tín dùng quyền sử dụng 2,9ha đất dự án bệnh viện góp vốn với Công ty Cổ phần Bệnh viện Ngọc Tâm (Công ty BV Ngọc Tâm). Giá trị góp vốn là 105 tỷ đồng. Năm 2012, Công ty Việt Tín chuyển nhượng toàn bộ dự án cho đối tác. 

Dự án được UBND TP.HCM chấp thuận gia hạn lần 1 vào tháng 12/2012. Quy định về tiến độ dự án, đến hết tháng 6/2014, Công ty BV Ngọc Tâm phải hoàn tất giai đoạn 1 của dự án gồm xây xong 30.000m2 sàn và đưa vào sử dụng một số hạng mục.

Tuy nhiên, sau khi có được dự án, Công ty BV Ngọc Tâm đã 3 lần thế chấp cho ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Bình Thạnh với tổng số tiền 273 tỷ đồng. 

Cụ thể, tháng 4/2014, công ty đã thế chấp quyền sử dụng đất dự án với số tiền 150 tỷ đồng. Tháng 11/2014, Công ty BV Ngọc Tâm tiếp tục thế chấp với số tiền 55 tỷ đồng. Tháng 5/2016, công ty này tiếp tục thế chấp quyền sử dụng đất dự án với số tiền 68 tỷ đồng. 

Kiến nghị thu hồi dự án 

Sau hơn chục năm được giao đất, dự án Bệnh viện Đa Khoa Ngọc Tâm vẫn “án binh đất động”. Chủ đầu tư đưa ra hàng loạt lý do để biện minh cho việc chậm tiến độ dự án như: Khó thu hồi vốn, chưa tìm được đối tác, địa điểm đầu tư không thuận lợi giao thông, hồ sơ vay vốn không đáp ứng được điều kiện của Ngân hàng Thế giới…

Kiểm tra hiện trạng dự án, tổ công tác của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cùng UBND Q.2 nhận thấy, dự án Bệnh viện Đa khoa Ngọc Tâm hiện là bãi đất trống, chỉ có một số cọc bê tông đã ép, ngoài ta chưa triển khai bất kỳ hạng mục công trình nào khác. 

Công ty BV Ngọc Tâm sau đó kiến nghị xin rút ngắn thời gian thực hiện dự án từ 4,5 năm xuống còn 18 tháng. Tuy vậy, Sở KH&ĐT cho rằng, chủ đầu tư xin rút ngắn tiến độ dự án nhưng không làm rõ tính khả thi và không cung cấp các tài liệu chứng minh. Do đó, không có cơ sở để xem xét. 

Sở KH&ĐT nhận thấy có đủ điều kiện để chấm dứt hoạt động dự án, do đó kiến nghị UBND TP.HCM thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đã cấp và chỉ đạo chấm dứt hoạt động dự án.

Xin đầu tư dự án bệnh viện 'trên giấy' rồi lấy đất đi thế chấp ngân hàng
Vị trí khu đất 2,9ha xây dựng Bệnh viện Đa khoa Ngọc Tâm.

Qua thanh tra dự án, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM cho rằng, Công ty Đặng Trần được giao đất để đầu tư xây dựng bệnh viện nhưng không thực hiện mà góp vốn bằng quyền sử dụng đất và sau đó chuyển nhượng dự án. Điều này thể hiện Công ty Đặng Trần không có năng lực thực hiện dự án. 

Dự án chậm tiến độ 5 năm, sau khi được gia hạn sử dụng đất 24 tháng nhưng vẫn chậm tiến độ so với thời gian gia hạn. Đồng thời, Công ty BV Ngọc Tâm đã 3 lần thế chấp quyền sử dụng đất dự án cho ngân hàng nhưng vẫn không triển khai, thể hiện không thực sự có ý định thực hiện dự án. 

Theo Thanh tra Sở TN&MT, khu đất 2,9ha được giao cho Công ty Đặng Trần và đã sang tên cho Công ty BV Ngọc Tâm thuộc trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất do vi phạm quy định về tiến độ thực hiện dự án. 

Ngoài kiến nghị UBND TP.HCM thu hồi dự án, Thanh tra Sở TN&MT còn yêu cầu Công ty BV Ngọc Tâm không thực hiện các giao dịch liên quan đến khu đất 2,9ha của dự án. 

Trong khi cơ quan có thẩm quyền đang xem xét xử lý dự án bệnh viện “treo” 16 năm thì gần đây xuất hiện một số thông tin rao bán dự án. Trên một trang tin, dự án Bệnh viện Ngọc Tâm tại Q.2 có quy mô 500 giường được rao bán với giá 1.050 tỷ đồng. 

Theo thông tin rao, tổng diện tích đất dự án là 29.070m2, mục đích sử dụng đất là xây dựng bệnh viện. Về pháp lý, dự án đã có giấy phép xây dựng, GCNQSDĐ, quy hoạch 1/500…

Hệ số sử dụng đất là 2.7, thiết kế hai khu 5 tầng và 8 tầng. Đã triển khai ép cọc và xây tầng hầm. Tổng mức đầu tư xây dựng và trang thiết bị gần 1 tỷ đô la. Nay sang nhượng hiện trạng dự án và quyền sử dụng đất”, tin rao và có kèm theo số điện thoại liên hệ. 

Quang Đăng 

Tin mới

Còn chưa ra mắt, một doanh nghiệp vận tải đã 'chốt đơn' 10 chiếc xe hybrid đầu tiên của BYD để chạy taxi
4 giờ trước
Mẫu xe hybrid đầu tiên của BYD có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng cùng phạm vi di chuyển 1.200 km.
Khám xét, thu hơn 24.000 hộp kẹo Kera vụ Hằng Du mục, Quang Linh Vlogs
4 giờ trước
Khám xét tại trụ sở Công ty CP Asia Life ở phường An Phú (TP.Thủ Đức, TP.HCM), công an thu hơn 24.000 hộp kẹo Kera và nhiều tang vật có liên quan.
Giá bạc miếng trong nước lao dốc sau khi lập đỉnh, mất hơn 10% chỉ trong 1 tuần
10 giờ trước
Giá bạc thỏi loại 1 lượng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng qua.
Giá cà phê hôm nay 5/4: Giảm mạnh ở cả trong nước và trên thế giới
10 giờ trước
Giá cà phê hôm nay 5/4 ghi nhận xu hướng giảm mạnh ở cả thị trường trong nước và trên thế giới, giá nội địa giao dịch cao nhất ở mức 131.200 đồng/kg.
Sáu mặt hàng xuất khẩu chịu tác động mạnh nhất
10 giờ trước
Việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực tới 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, trong đó có 6 nhóm sản phẩm chịu ảnh hưởng mạnh nhất, Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
16 giờ trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
20 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.
Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
21 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
1 ngày trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.