Xoài, vải, mận... "vượt bão" COVID-19

21/05/2021 08:13
Dịch bệnh COVID-19 đang khiến việc tiêu thu nông sản tại các vùng dịch.

Sơn La có 100 nghìn tấn xoài, mận… đang cho thu hoạch, 100 nghìn tấn nhãn cũng sắp vào vụ. Hải Dương, Bắc Giang cũng có tới 340 nghìn tấn vải bắt đầu cho thu hoạch từ cuối tháng 5 này.

Điểm chung của những loại nông sản trên là thời vụ ngắn, sản lượng nhiều, nên áp lực tiêu thụ là rất lớn. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải giãn cách xã hội, thì việc thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ… không được thuận lợi như mọi năm.

Nhận thức được điều này, nhiều nhà xuất khẩu đã lên phương án, chuẩn bị từ sớm, vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh, vừa đạt được mục tiêu kinh doanh.

Xoài, vải, mận... vượt bão COVID-19 - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp tiêu thụ vải chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với COVID-19

Như một doanh nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu vải vào Nhật Bản, Singapore tổng sản lượng 1 nghìn tấn vải xuất vào Nhật Bản, Singapore. Chưa năm nào họ có đơn hàng lớn như vậy, nên ngay từ rất sớm các phương án đã được chuẩn bị ứng phó. Một mặt công ty này liên kết chặt với vùng nguyên liệu, để đảm bảo việc thu hái đảm bảo an toàn dịch bệnh, một mặt chuẩn bị phương tiện, lái xe ở trong và ngoài vùng dịch để có thể vẫn vận chuyển được hàng ra chế biến đóng gói xuất khẩu.

"Chúng tôi lên rất nhiều phương án dự phòng trong bối dịch bệnh bùng phát như phải có xe chuyển giao giữa vùng dịch và ngoài dịch", bà Ngô Thu Hồng, Tổng Giám đốc Công ty CP Ameii Việt Nam cho biết.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng chủ động làm việc với hãng tàu lớn để chủ động lịch vận chuyển, tránh hiện tượng thiếu container rỗng hoặc ùn ứ tại các cảng biển quốc tế.

Kịch bản tiêu thụ vải

Các địa phương như Hải Dương, Sơn La và mới nhất là Bắc Giang đã đưa ra kịch bản tiêu thụ nông sản ứng phó với những mức độ diễn biến của dịch COVID-19. Cụ thể, tại tỉnh Bắc Giang nơi chiếm tới 50% sản lượng vải của cả nước đã đề ra các kịch bản chi tiết.

Kịch bản 1: Vải thiều được tiêu thụ thuận lợi với sản lượng tiêu thụ 50% trong nước và 50% xuất khẩu. Dịch bệnh được kiểm soát.

Kịch bản 2: Sản lượng vải thiều được tiêu thụ 70% trong nước và 30% xuất khẩu. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát.

Kịch bản 3: Vải thiều sẽ chủ yếu được tiêu thụ nội địa. Dịch bệnh ảnh hưởng toàn diện, xuất khẩu đóng băng. Năm nay, sản lượng vải của riêng tỉnh Bắc Giang ước đạt 180 nghìn tấn. Năm 2020, tổng giá trị từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ… ước đạt 6 nghìn 830 tỷ đồng.

Xoài, vải, mận... vượt bão COVID-19 - Ảnh 2.

Những kịch bản tiêu thụ vải đã được lên phương án

Bên cạnh chủ động lên kịch bản ứng phó tiêu thụ nông sản, thì tại các vùng trồng đang tập trung cao độ để xây dựng và bảo vệ "vùng vải an toàn không COVID-19". Rất nhiều biện pháp được kích hoạt, triển khai đồng loạt nhằm đảm bảo an toàn từ chất lượng quả, quy trình thu hái, đóng gói cho đến vận chuyển.

Như tại vùng vải Tân Yên, Bắc Giang, toàn huyện có hơn 1.300 ha vải, chủ yếu là vải sớm với sản lượng ước đạt 14.000 tấn. Để xây dựng vùng vải an toàn, không bị ảnh hưởng bởi COVID-19, địa phương này đã lập 7 chốt kiểm soát ra vào vùng vải. Huyện cũng đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm loại bỏ những yếu tố nguy cơ liên quan đến dịch COVID-19 ra khỏi vùng sản xuất vải tập trung, đặc biệt trú trọng tại những mã vùng trồng phục vụ xuất khẩu.

"Toàn bộ những người tham gia khâu sản xuất, thu hoạch, đóng gói... được chúng tôi quản lý, giảm sát chặt chẽ để ngăn chặn khả năng lây lan dịch bệnh trong vùng vải. Với lái xe, chủ hàng khi vận chuyển hàng đi tiêu thụ ra tỉnh ngoài thì chúng tôi cho lấy mẫu xét nghiệm. Có kết quả âm tính mới vận chuyển ra bên ngoài", ông Nguyễn Văn Toàn - Chủ tịch UBND huyện Tân Yên, Bắc Giang cho biết.

Những ngày này, dù thời điểm thu hoạch chưa đến nhưng gần 100 tấn vải đã có hợp đồng thu mua. Hàng chục thương nhân đang triển khai đặt điểm cân tại địa phương. Dự kiến trong ngày 26/5 tới đây sẽ xuất hành lô vải thiều sớm đầu tiên của Bắc Giang xuất khẩu Nhật Bản.

Xoài, vải, mận... vượt bão COVID-19 - Ảnh 3.

Bắc Giang đề nghị các địa phương cho phép phương tiện vận chuyển nông sản, hàng hoá thiết yếu thông thương qua các cửa khẩu cũng như được lưu thông qua các tỉnh, thành phố 1 cách thuận lợi (Ảnh: Báo Bắc Giang)

Hôm 19/5, trong văn bản của tỉnh Bắc Giang gửi Thủ tướng, các bộ, ngành và tỉnh, thành, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến tiêu thụ nông sản của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng tới thu nhập, đời sống nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Để đảm bảo "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế", tỉnh Bắc Giang đề nghị các địa phương cho phép phương tiện vận chuyển nông sản, hàng hoá thiết yếu của Bắc Giang thông thương qua các cửa khẩu cũng như được lưu thông qua các tỉnh, thành phố 1 cách thuận lợi.

Tin mới

Honda đưa siêu phẩm côn tay mạnh bậc nhất phân khúc về thị trường 'hàng xóm' Việt Nam: Thiết kế hầm hố, nâng cấp loạt trang bị xịn xò
59 phút trước
Tân binh côn tay của Honda sở hữu nhiều công nghệ hiện đại, động cơ mạnh mẽ.
'Tân binh côn tay' giá 23 triệu gây sốt khi vừa ra mắt: Thiết kế chất chơi, bình xăng lớn hơn Honda Lead
36 phút trước
Mẫu xe máy mini này đang "làm mưa làm gió" trên thị trường nhờ thiết kế retro và kiểu dáng nhỏ gọn, đặc biệt được lòng giới trẻ.
[Trên Ghế 44] Lên số nào xuống số đó, nhớ taluy dương và những điều cần biết khi đổ đèo
10 phút trước
Khi đi đường đèo núi, người lái cần nhớ những quy tắc căn bản như lên số nào xuống số đó, không rà phanh liên tục, xác định phía taluy dương… đặc biệt tuân thủ đúng luật giao thông khi cần đi đúng làn đường của mình.
Hãng pin xe điện lớn nhất Châu Âu phá sản vì Trung Quốc: Giấc mơ hồi sinh vị thế ngành ô tô của Phương Tây liệu có sụp đổ?
46 phút trước
Đầu năm nay, Northvolt đã nhận được 5 tỷ USD tài trợ từ Châu Âu, khoản vay lớn nhất cho ngành công nghiệp công nghệ xanh, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.
Mạnh dạn đầu tư nuôi loài "siêu to khổng lồ", anh nông dân nhẹ nhàng lãi 2 tỷ đồng
38 phút trước
Nuôi loài "siêu to khổng lồ" trong bể rộng lớn, một anh nông dân Bạc Liêu thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.572.936 VNĐ / tấn

185.40 JPY / kg

1.54 %

- 2.90

Đường

SUGAR

11.971.408 VNĐ / tấn

21.36 UScents / lb

0.09 %

- 0.02

Cacao

COCOA

230.958.870 VNĐ / tấn

9,085.00 USD / mt

5.21 %

+ 450.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.589.338 VNĐ / tấn

302.59 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Gạo

RICE

17.478 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.186.857 VNĐ / tấn

983.50 UScents / bu

0.59 %

+ 5.75

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.168.693 VNĐ / tấn

291.50 USD / ust

0.73 %

+ 2.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Nuôi con đặc sản hiền như đất, chỉ mê ăn thứ rẻ tiền, chàng trai 8x thu lãi nửa tỷ đồng mỗi năm
19 giờ trước
Từ một nông dân với niềm đam mê chăn nuôi, anh Huỳnh Ngọc Hội đã quyết định khởi nghiệp bằng mô hình nuôi ốc nhồi. Sự nỗ lực sau nhiều lần thất bại đã giúp anh thu lãi khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
1 ngày trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
1 ngày trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
Trung Quốc nhập hàng nghìn tấn 'vàng trên cây' của Việt Nam: diện tích trồng gấp 14 lần, có bao nhiêu mua bấy nhiêu
1 ngày trước
Trung Quốc là nhà xuất khẩu số 1 thế giới nhưng vẫn mua mặt hàng này từ Việt Nam.