Theo đài CNN, lạnh giá bao trùm từ khu vực Thượng Trung Tây kéo đến bang Maine. Nhiệt độ thấp không tưởng làm đóng băng các đường dây cung cấp khí đốt hàng không, làm sập các đường dây điện và khiến người dân ở miền Bắc nước Mỹ chôn chân trong nhà.
Nhiệt độ thấp kỷ lục làm sông Chicago chìm trong băng. Ảnh: AP
Một người đàn ông hất nước nóng giữa trời tuyết bên hồ Michigan ở Chicago. Ảnh: EPA
Riêng tại Chicago, người dân còn lo lắng một hiện tượng khác là" băng chấn", hay còn gọi là động đất băng tuyết.
Theo kênh WGN, một số cư dân TP Windy bị đánh thức đêm 30-1 (giờ địa phương) bởi hàng loạt tiếng nổ lớn. "Cả đêm tôi không ngủ được vì những tiếng nổ ấy. (…) Tôi cứ đi đi lại trong nhà và còn nói mọi người chuẩn bị sẵn áo ấm phòng khi phải chạy ra ngoài" – cô Chastity Clark Baker chia s
WGN cho rằng tiếng nổ đó có thể đến từ một hiện tượng thời tiết băng chấn – xảy ra khi nước ngầm bị đóng băng và lan rộng, gây ra các vết đứt gãy trên mặt đất và đá. Tiếng nổ thường vang lên khi nhiệt độ sụt giảm đột ngột.
Lính cứu hỏa tại một ngôi nhà cháy ở St Paul, bang Minnesota hôm 30-1. Ảnh: AP
Bồ câu rúc vào nhau ở Buffalo, New York. Ảnh: REUTERS
Tin vui cho cư dân Mỹ là thời tiết sẽ ấm áp hơn kể từ ngày 1-2 (giờ địa phương). "31-1 là ngày cuối của đợt lạnh khủng khiếp này. Nhiệt độ sẽ nhanh chóng tăng lên ở hầu hết khu vực vừa hứng chịu xoáy cực" – chuyên gia khí tượng Dave Hennen của CNN cho biết. Như tại Chicago, nhiệt độ sẽ tăng từ mức -29 độ C lên 10 độ C trong ngày 4-2.