Xót xa cảnh ‘lá phổi xanh’ của trái đất bị tàn phá ở mức kinh khủng nhất trong 15 năm

23/11/2021 18:12
Dữ liệu cho thấy hơn 13.200 km2 rừng nhiệt đới Amazon bị tàn phá trong vòng 12 tháng.

Theo số liệu mới được công bố, nạn phá rừng ở Amazon của Brazil đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm. Điều này đặt ra câu hỏi mới về cam kết của Brasília trong việc chấm dứt tàn phá rừng Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới.

Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia, hơn 13.200 km2 rừng nhiệt đới đã bị san phẳng trong 12 tháng, từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021, tăng 22% so với năm trước đó. Tỷ lệ phá rừng được ghi nhận là cao nhất trong 15 năm, kể từ năm 2006.

Trong 3 năm qua, Brazil mất hơn 30.000 km2 cây che phủ trong rừng nhiệt đới. Khu vực này có diện tích tương đương với nước Bỉ. Cây rừng bị đốn hạ bởi những kẻ khai thác gỗ trái phép, chủ trang trại gia súc, người khai thác vàng và những kẻ lấn chiếm đất.

Số liệu nghiêm trọng này được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Brazil nhận được nhiều lời khen ngợi nhờ các cam kết tại hội nghị thượng đỉnh COP26 ở Glasgow. Brazil cam kết xóa bỏ nạn phá rừng bất hợp pháp vào cuối thập kỷ này, hoặc có thể sớm hơn.

Những cam kết trên đã vấp phải sự hoài nghi từ các nhà vận động môi trường. Họ cho rằng chính Tổng thống Jair Bolsonaro tạo cơ hội cho những kẻ phá rừng.

Marcio Astrini, thư ký điều hành của Đài quan sát khí hậu Brazil, cho biết dữ liệu được công bố hôm 18/11 phản ánh "kết quả của một nỗ lực bền bỉ, có kế hoạch và liên tục" của chính quyền Bolsonaro nhằm xóa bỏ các chính sách bảo vệ môi trường của quốc gia.

Ông nói: "Không giống như những lời tuyên truyền mà chính phủ và các đồng minh đưa ra tại COP26 ở Glasgow, đây mới thực sự là Brazil, từ mặt đất bị thiêu rụi cho đến tội phạm có tổ chức ngoài tầm kiểm soát ở Amazon.

Joaquin Leite, Bộ trưởng Môi trường Brazil, cho biết dữ liệu này không phản ánh những nỗ lực gần đây của chính phủ trong việc chống nạn phá rừng. Ông cho biết chính phủ đã thuê thêm 700 đặc vụ thực thi môi trường và phân bổ kinh phí lớn hơn cho các cơ quan bảo vệ môi trường của đất nước.

Vấn nạn phá rừng có khả năng ngày càng đè nặng lên các mối quan hệ quốc tế của Brazil, đặc biệt là với các quốc gia châu Âu.

Đầu tuần, Virginijus Sinkevicius, ủy viên EU về Môi trường, Đại dương và Ngư nghiệp, nói với Financial Times rằng Brussels đã tìm cách cấm nhập khẩu các loại thực phẩm như thịt bò và đậu nành, được nuôi trồng từ các khu vực có nguy cơ phá rừng.

Một dự thảo luật đang được EU xem xét, nếu được thông qua, các công ty sẽ buộc phải chứng minh nguồn gốc các sản phẩm mà họ bán vào thị trường chung của EU không bao gồm việc phá rừng hợp pháp, bất hợp pháp hoặc suy thoái rừng thông qua việc sử dụng đất nông nghiệp.

Amazon là khu rừng nhiệt đới rộng lớn trải dài qua 9 quốc gia Mỹ Latinh. Khu rừng nhiệt đới có khoảng 390 tỷ cây xanh và đóng vai trò như một "bể hấp thụ carbon" khổng lồ cho lượng khí thải từ khắp nơi trên thế giới.

Theo Financial Times


Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
41 phút trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
9 phút trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
43 phút trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
25 phút trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
52 phút trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
1 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
1 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.
Giải bài toán tài chính cho khách hàng mua biệt thự “mùa cuối năm”
2 ngày trước
Trong bối cảnh thị trường đang ở giai đoạn “thăm dò”, nhiều người mua bất động sản ưu tiên các yếu tố chắc chắn như: pháp lý rõ ràng, chính sách hỗ trợ tài chính tốt…, loạt ưu đãi hấp dẫn từ Eurowindow Twin Parks kích cầu và gia tăng sức hút ở dòng sản phẩm biệt thự song lập đối với khách mua ở thực và giới đầu tư.