Xử lý ngân hàng yếu kém: "Cơ chế, cơ chế và cơ chế"

16/11/2017 09:33
Nếu có cơ chế thích hợp, nhiều ngân hàng sẽ tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, Chủ tịch LienVietPostBank nói...

Theo chương trình, chiều 16/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng sẽ đăng đàn, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Xử lý ngân hàng yếu kém dự kiến là một nội dung trọng tâm.

Trước thềm phiên chất vấn này, ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cho biết, nếu có cơ chế thích hợp, LienVietPostBank sẵn sàng tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém.

"Phá sản chỉ là biện pháp cuối cùng"

Xoay quanh vấn đề xử lý các ngân hàng yếu kém, một lần nữa phương án cho phá sản được đặt ra. Theo ông đến nay đã có những điều kiện thuận lợi để thực hiện phương án này chưa?

Tôi thấy chúng ta cần nhìn lại giai đoạn vừa qua. Giải pháp Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng có thể nói là lựa chọn, là giải pháp hữu hiệu nhất khi đó.

Ba năm trước, những người trong cuộc, trong ngành ngân hàng chắc chắn không bao giờ quên bối cảnh và tình huống khi thực hiện giải pháp đó. Dù đã vượt qua bờ vực đổ vỡ năm 2011, an toàn hệ thống giai đoạn ấy vẫn rất chông chênh, yêu cầu tái cơ cấu đặt ra quyết liệt và căng thẳng; ở những điểm nóng thì tình hình tài chính nguy hiểm rồi, nếu không nhanh chóng khoanh vùng và ngăn chặn.

Khi đó và cả cho đến nay, không có tiền ngân sách để xử lý. Tôi biết Ngân hàng Nhà nước cũng tránh nói đến việc dùng tiền ngân sách, vì quá nhạy cảm. Trong khi đó các "ngân hàng 0 đồng", dù đã tạo nhiều điều kiện, thời gian, nhưng không có cách gì tự khắc phục được. Nếu càng để lâu, không chỉ những trường hợp đó càng sa lầy, mà rủi ro và ảnh hưởng đối với hệ thống càng có thể loang rộng.

Giai đoạn đó tôi từng nêu ý kiến, mua lại bắt buộc 0 đồng là biện pháp tối ưu, đánh chuột không để vỡ bình. Nên đặt giải pháp tại bối cảnh, tình huống, yêu cầu và thực tế chung lúc đó.

Còn hiện nay, như câu hỏi trên, cho phá sản ngân hàng đã đến lúc thực hiện được chưa, thưa ông?

Tôi không phủ nhận, nhưng phá sản ngân hàng yếu kém chỉ là biện pháp cuối cùng.

Chúng ta tôn trọng nguyên tắc thị trường, tiến tới những bước đi chuyên nghiệp, cho phá sản để dứt điểm, tưởng như sẽ gọn và nhanh chóng những ảnh hưởng trực tiếp của ngân hàng yếu kém đó.

Nhưng đâu có gọn. Ai sẽ đứng ra và lấy đâu cho đủ để trả các khoản tiền gửi của người dân? Những ngân hàng này vẫn đang phải hoạt động, lấy ngắn nuôi dài, huy động những khoản gửi mới trả những khoản gửi cũ…, vì nhiều khoản cho vay đã thành nợ xấu, thất thoát không thu hồi về được.

Khi cho phá sản, không trả được và không trả đủ, thậm chí phải trả nhanh và ngay được tiền gửi của dân, thì điều gì sẽ xảy ra?

Vậy giải pháp xử lý ngân hàng yếu kém hiện nay theo ông là gì, nếu không phá sản?

Theo tôi, giải pháp là cơ chế, cơ chế và cơ chế!

Cơ chế để thu hút những nhà đầu tư mới vào tham gia tái cơ cấu, vực dậy những ngân hàng đó.

Trước hết, nhà đầu tư tham gia cần thuận mua vừa bán. Thứ nữa họ cần cơ chế hỗ trợ hợp lý và hữu hiệu để khắc phục được những hậu quả cũ. Cơ chế chứ không phải dùng tiền ngân sách trực tiếp để xử lý.

Điều này có thể thấy ở Sacombank. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có những cơ chế hỗ trợ, quá trình tái cơ cấu giai đoạn mới đã nhanh chóng được triển khai, cơ hội phục hồi ngân hàng này đang mở ra, mà những cập nhật tình hình kết quả hoạt động gần đây cho thấy khả quan.

Thực tế thời gian qua một số nhà đầu tư đã đến tìm hiểu, đặt vấn đề với Ngân hàng Nhà nước để tham gia tái cơ cấu, mua lại ngân hàng yếu kém. Điểm họ cần nữa là cơ chế hỗ trợ.

Mở "room", ưu đãi lãi suất, kéo dài hạch toán...

Những cơ chế đó như thế nào, ông có thể nêu một số yêu cầu cần có?

Thứ nhất, nếu là nhà đầu tư nước ngoài mua "ngân hàng 0 đồng" thì có thể cho cơ chế mở "room" tỷ lệ sở hữu tối đa 100%.

Thứ hai, cùng đó, như với nhà đầu tư trong nước, thì mở các cơ chế ưu đãi lãi suất và thời hạn tái cấp vốn; kéo dài thời gian hạch toán thoái lãi dự thu đến 10 năm; kéo dài thời gian hạch toán chênh lệch giữa sổ sách và thực tế giá trị bán tài sản siết nợ; cho khắc phục lỗ và tình trạng âm vốn trong 10 năm…

Những ưu đãi đó không trực tiếp dùng tiền ngân sách, vay tái cấp vốn ưu đãi thì phải trả cùng lãi vay. Có những cơ chế hỗ trợ thiết thực thì sẽ mở ra được hướng xử lý nhanh, dứt điểm những ảnh hưởng xấu và có triển vọng phục hồi, thay vì cứ loay hoay hơn hai năm rồi.

Mà những trường hợp này không xử lý nhanh, càng loay hoay càng lún sâu hơn vào tổn thất và hệ quả.

Trong trường hợp có được những cơ chế hỗ trợ như ông đề cập, liệu việc mua lại "ngân hàng 0 đồng" có thực sự thu hút được nhà đầu tư không, thưa ông?

Thu hút chứ. Ngay LienVietPostBank sẽ sẵn sàng tham gia nếu Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có những cơ chế hỗ trợ như vậy. Và tôi tin nhiều ngân hàng thương mại khác trong nước cũng sẽ sẵn sàng tham gia.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
25 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
14 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
50 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
38 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
5 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
6 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
21 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.