Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình trạng ùn tắc hàng hoá để vi phạm pháp luật

09/02/2022 10:05
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các bộ, tỉnh, thành khẩn trương, nghiêm túc, đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc.

Theo thông tin từ Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa có ý kiến về tình hình giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Y tế, Thông tin và truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc tại Thông báo số 350/TB-VPCP ngày 27/12/2021, Thông báo số 08/TB-VPCP ngày 10/1/2022 và văn bản số 121/VPCP-QHQT ngày 13/1/2022.

Đồng thời, nghiên cứu, tiếp thu các kiến nghị của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ để tiếp tục khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hoá tại các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc; xử lý kịp thời, nghiêm minh theo đúng quy định đối với các hành vi lợi dụng tình trạng ùn tắc hàng hoá để vi phạm pháp luật.

Trước đó, tại Thông báo số 08/TB-VPCP ngày 10/1/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp trực tuyến về tình hình xử lý hàng hóa ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây.

Giải pháp trước mắt, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương biên giới giáp Trung Quốc, các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức các hoạt động ngoại giao tương ứng với cơ quan chức năng của Trung Quốc (trao đổi trực tiếp, điện đàm, gửi công thư, công hàm…) để tạo điều kiện, thống nhất thời gian mở cửa; tăng thời gian làm việc tại khu vực cửa khẩu; mở lại một số cửa khẩu đã đóng.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) khẩn trương có hướng dẫn cụ thể các quy định, tiêu chuẩn về điều kiện y tế phòng chống dịch COVID-19 hài hòa với phía Trung Quốc (về tiêm vaccine, xét nghiệm, khử khuẩn…) tại khu vực cửa khẩu biên giới các tỉnh phía bắc, nhất là Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh chủ động, quyết liệt hơn trong việc điều phối và chỉ đạo các lực lượng chức năng thông báo, quản lý phương tiện đưa hàng lên cửa khẩu biên giới, giảm thiểu ngay tình trạng ùn tắc.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp, thương lái điều phối đưa nông sản đang ùn tắc để tiêu thụ, làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất, chế biến trong nước.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ để có giải pháp tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn trong xuất khẩu.

Giải pháp lâu dài, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan rà soát lại hình thức, chính sách và kiểm soát chặt chẽ hoạt động trao đổi cư dân biên giới, đưa hình thức trao đổi cư dân về đúng bản chất để tăng tỷ lệ xuất khẩu chính ngạch nhằm tận dụng các phương thức vận tải khác như đường biển, đường sắt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng tổng thể quy hoạch vùng trồng và sản xuất nông, thủy sản; bảo đảm đầy đủ các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng hàng hóa; đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa phương thức vận chuyển, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cũng như sự phụ thuộc vào hình thức xuất khẩu "tiểu ngạch".

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao trao đổi với các thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam (EU, Mỹ,…) để tháo gỡ khó khăn trong thời điểm hiện nay và các mặt hàng trái cây khi vào chính vụ thu hoạch tới đây.

Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tiếp tục định hướng báo chí đưa tin đầy đủ khách quan về sự chủ động chỉ đạo từ sớm của lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành, đặc biệt là các địa phương biên giới về những biện pháp, giải pháp khắc phục tình trạng ùn tắc, để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ không tiếp tục đưa hàng lên biên giới trong thời điểm hiện nay.

https://cafef.vn/xu-ly-nghiem-cac-hanh-vi-loi-dung-tinh-trang-un-tac-hang-hoa-de-vi-pham-phap-luat-20220209091815147.chn

Tin mới

Hybrid mới là trend: Một ông lớn Trung Quốc tiếp tục trình làng hệ thống siêu hiệu quả với phạm vi hoạt động 2.390 km, tiêu thụ chỉ 2,67L/100 km
10 giờ trước
Geely đã ra mắt hệ thống plug-in hybrid EM-i (NordThor 2.0) với loạt thông số ấn tượng vượt mặt BYD.
Mac mini M4 quá "ngon", người dùng lũ lượt bán tháo Mac mini đời cũ vì sợ mất giá
2 giờ trước
Với những cải tiến vượt trội về thiết kế, chip M4 và đặc biệt là dung lượng RAM, người dùng khó có lý do nào để mua Mac mini đời cũ ở thời điểm hiện tại.
Tăng trưởng ấn tượng hơn 210%, Honda mạnh tay ưu đãi cho loạt xe nhập, cao nhất 220 triệu đồng
3 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô của Honda tiếp tục được hãng áp dụng chương trình ưu đãi phí trước bạ hoặc giảm trực tiếp hàng trăm triệu đồng.
Hội đồng Vàng Thế giới: 'Tâm lý FOMO đẩy nhu cầu vàng lên cao kỷ lục'
4 giờ trước
Nhu cầu vàng toàn cầu lần đầu vượt 100 tỷ USD trong quý III năm nay.
Giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục tăng tháng thứ tư liên tiếp
5 giờ trước
Giá gas bán lẻ tại thị trường trong nước tháng 11 tiếp tục tăng theo giá thế giới. Đây là tháng thứ tư liên tiếp giá gas bán lẻ trong nước được điều chỉnh tăng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.177.132 VNĐ / tấn

197.30 JPY / kg

1.96 %

+ 3.80

Đường

SUGAR

12.680.308 VNĐ / tấn

22.74 UScents / lb

-0.26 %

- -0.06

Cacao

COCOA

185.500.891 VNĐ / tấn

7,334.00 USD / mt

-0.77 %

- -57.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

137.152.535 VNĐ / tấn

245.96 UScents / lb

-0.02 %

- -0.05

Đậu nành

SOYBEANS

9.210.043 VNĐ / tấn

991.00 UScents / bu

0.87 %

+ 8.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.367.108 VNĐ / tấn

300.10 USD / ust

0.17 %

+ 0.50

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.622.699 VNĐ / tấn

45.95 UScents / lb

1.28 %

+ 0.58

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Những trái dừa "kỳ lạ" ở Trà Vinh và sự ra đời của loại đồ uống khiến khách Mỹ say mê
12 giờ trước
Ban đầu, ý tưởng của cô thạc sỹ bị không ít người nghi ngờ, cho rằng đó là một việc làm mạo hiểm.
Cà phê Việt Nam thắng lớn
1 ngày trước
Kim ngạch xuất khẩu cà phê niên vụ 2023-2024 đạt 5,43 tỷ USD, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết và khẳng định đây là trị giá cà phê xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.
Thị trường ngày 31/10/2024: Cà phê robusta tăng do một yếu tố từ Việt Nam, dầu bật tăng, vàng lập kỷ lục mới
1 ngày trước
Chốt phiên giao dịch ngày 30/10/2024, giá quặng sắt tăng nhẹ khi lo ngại về thuế quan của EU làm giảm bớt lạc quan về kích thích tài chính của Trung Quốc, phê Robusta cung tăng giá do mưa lớn ở Việt Nam.
Đối thủ Honda Lead, Vision lộ diện: Xe máy Thái Lan đẹp, cốp 30 lít, giá từ 43 triệu đồng
1 ngày trước
Mẫu xe tay ga Honda Giorno+ có thiết kế mang hơi hướng cổ điển đi kèm trang bị hiện đại, smartkey, bình xăng 5,4 lít...