Xử lý nợ xấu: Cần nguồn lực rất lớn về vốn

09/10/2018 14:01
Các chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, để xử lý nợ xấu nhanh, thực chất và hiệu quả cần nguồn lực rất lớn cả về vốn, con người và cơ chế chính sách, trong đó đặc biệt về vốn.

Hoạt động mua, bán nợ xấu đã mở rộng

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các chuyên gia tài chính – ngân hàng thì sau hơn 1 năm triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu tại các TCTD đã tạo chuyển biến tích cực trong việc đánh tan "cụ máu đông" của nền kinh tế, như nhiều chuyên gia ví von.

Xử lý nợ xấu: Cần nguồn lực rất lớn về vốn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa


Nghị quyết 42 đã tạo động lực khuyến khích các TCTD bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) theo giá trị thị trường. Thống kê của VAMC cho thấy, doanh số mua nợ thị trường của VAMC đến 15/8/2018 đạt 3.523 tỷ đồng, đến nay đã thu hồi được 3.408 tỷ đồng, tương ứng với 98% tổng giá mua nợ của các khoản nợ đã mua theo giá trị thị trường.

Đặc biệt, đối tượng và hoạt động mua, bán nợ xấu của VAMC cũng đã được mở rộng, VAMC được bán nợ xấu cho các tổ chức, cá nhân bao gồm cả pháp nhân không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ. Đồng thời, VAMC đã tổ chức đấu giá thành công nhiều khoản nợ như khoản nợ của Công ty TNHH Việt Thuận Thành với số tiền 301,15 tỷ đồng; khoản nợ của Công ty Kim Sơn - BIDV, số tiền 9,4 tỷ đồng.  Điều đó chứng tỏ quy định cho phép các tổ chức, cá nhân được mua khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết 42 đã đi vào cuộc sống, thu hút rộng rãi nguồn lực xã hội tham gia xử lý nợ xấu.

Ông Nguyễn Tiến Đông – Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho rằng, triển khai Nghị quyết 42 được sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội, Chính phủ và sự chỉ đạo sát sao của NHNN, những vướng mắc về pháp lý trong công tác xử lý nợ xấu nói chung và hoạt động của VAMC nói riêng về cơ bản đã được tháo gỡ. VAMC đã góp phần tích cực cùng với các TCTD xử lý nhanh, dứt điểm, có hiệu quả nợ xấu của toàn hệ thống.

Cũng theo ông Đông, có thể khẳng định Nghị quyết số 42 của Quốc hội là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong xử lý nợ xấu thời gian qua.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, VAMC nhận thấy có một số quy định pháp lý cần tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát sinh như quyền thu giữ tài sản bảo đảm (yêu cầu tại Hợp đồng bảo đảm phải có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho TCTD có quyền thu giữ TSBĐ); Vướng mắc trong việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp theo Điều 8 Nghị quyết 42; Thủ tục đăng ký, thay đổi giao dịch bảo đảm từ TCTD sang VAMC chưa được hướng dẫn và áp dụng thống nhất tại các địa phương; Việc xử lý tài sản bảo đảm đối với các khoản nợ xấu bảo đảm bằng dự án bất động sản dở dang cũng gặp nhiều vướng mắc do Bộ Tài nguyên môi trường chưa có hướng dẫn cụ thể...

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách

Bên cạnh những vướng mắc trên thì qua diễn biến xử lý nợ xấu, nhiều chuyên gia cho rằng, để xử lý nợ xấu nhanh, thực chất và hiệu quả cần nguồn lực rất lớn cả về vốn, con người và cơ chế chính sách, trong đó đặc biệt về vốn. TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng, để có thể giảm nợ xấu xuống nữa cần phải tăng vốn điều lệ cho VAMC.

Bởi từ năm 2018, với định hướng tập trung đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ xấu theo giá thị trường, các TCTD đã đăng ký bán nợ thị trường cho VAMC với tổng số nợ dự kiến bán khoảng 20.000 tỷ đồng. Trong khi với vốn điều lệ hiện có của VAMC là 2.000 tỷ đồng thì chưa đáp ứng được một phần  nhu cầu bán nợ của các TCTD.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết số 42 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg, lãnh đạo VAMC đã đề nghị Chính phủ, NHNN cấp bổ sung đủ vốn điều lệ cho VAMC đạt mức 5.000 tỷ đồng đến hết năm 2018 và mức 10.000 tỷ đồng đến hết năm 2020. Qua đó đẩy nhanh công tác xử lý nợ xấu thực chất và hiệu quả hơn, góp phần thực hiện thành công Đề án Cơ cấu lại các hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1058.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về xử lý nợ xấu, đặc biệt là khuôn khổ pháp lý nhằm vận hành và phát triển thị trường mua bán nợ, trong đó VAMC đóng vai trò là trung tâm của thị trường. Cho phép VAMC mua nợ theo lô, và các TCTD cùng chia sẻ rủi ro với VAMC nhằm thúc đẩy mua bán nợ theo giá trị thị trường. Và cho phép VAMC xây dựng hệ thống công nghệ thông tin kết nối với hệ thống công nghệ thông tin của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC) và các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) của các TCTD nhằm chia sẻ thông tin, phân loại danh mục các khoản nợ xấu/TSBĐ để tạo lập hàng hóa cho thị trường mua bán nợ.

Trong quá trình xử lý nợ xấu, các TCTD cũng kiến nghị Bộ tài chính chỉ đạo cụ thể Tổng cục Thuế nhanh chóng ban hành hướng dẫn các Cục/Chi cục thuế địa phương thực hiện đúng Nghị quyết 42 về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ

Đối với Bộ Công an, theo các TCTD cần có hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể Công an các cấp thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, giữ gìn trật tự, an ninh khi các TCTD thực hiện quyền thu giữ TSBĐ; Với Tòa án nhân dân tối cao xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định về việc áp dụng xử lý vụ án theo thủ tục rút gọn để việc áp dụng thủ tục rút gọn được áp dụng phổ biến hơn.

Cùng với đó, UBND các cấp cần có quy định cụ thể, phân công trách nhiệm các bộ phận tham gia hỗ trợ các TCTD thực hiện quyền thu giữ TSBĐ để công tác xử lý nợ xấu được hiệu quả hơn nữa.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
9 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
30 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
6 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
9 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
23 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.