Xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 còn vướng ở đâu?

21/10/2019 20:13
Mặc dù nợ xấu theo Nghị quyết 42 đã xử lý được một bước quan trọng nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến tài sản bảo đảm...

Phần lớn tài sản bảo đảm cho các khoản nợ đều bị kê biên, liên quan đến các vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh đã khiến cho việc xử lý, thu hồi nợ và tài sản bảo đảm gặp không ít khó khăn.

236,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết 42 được xử lý

Số liệu được Thống đốc Ngân hàng Lê Minh Hưng cập nhập tại báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết về hoạt động chất vấn của Quốc hội cho thấy, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 8/2019, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 968,89 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

Riêng về kết quả xử lý nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 8/2019, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 236,8 nghìn tỷ đồng (không bao gồm sử dụng dự phòng rủi ro và khoản nợ bán cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt).

Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng đạt 137,7 nghìn tỷ đồng; xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 47,97 nghìn tỷ đồng; xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 51,12 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, tính trung bình, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng, cao hơn 4,7 nghìn tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Bên cạnh đó, đến thời điểm cuối tháng 8/2019, các tổ chức tín dụng đã sử dụng 123,89 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng.

Còn tại một hội nghị gần đây về Nghị quyết 42 do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng giám đốc Agribank chia sẻ: "Sau 2 năm Nghị quyết 42 ra đời, Agribank đã xử lý được gần 110 nghìn tỷ đồng. Đến nay, ngân hàng đã mua lại 100% nợ xấu đã bán cho VAMC. Đây là kết quả rất lớn và vượt xa so với trước khi Nghị quyết 42 ra đời".

Khó khăn trong triển khai

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu theo Nghị quyết 42 đã xử lý được một bước quan trọng nhưng vẫn gặp phải không ít khó khăn trong việc triển khai.

Cụ thể, về áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm, ngày 15/5/2018, Hội đồng Thẩm phán đã ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu... 

Tuy nhiên, hiện nay, số lượng các vụ việc xử lý nợ xấu thông qua thủ tục rút gọn tại Tòa án còn hạn chế, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi nợ.

Về việc hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật giải thích cụ thể về việc "ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án" theo quy định tại Điều 14 Nghị quyết số 42. 

Do đó, việc có hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng.

Về cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng tài sản bảo đảm, hiện Tòa án, Thống đốc cho biết, Cơ quan thi hành án dân sự không có hệ thống dữ liệu cho phép các tổ chức tín dụng trích xuất, tra cứu thông tin tài sản có liên quan đến vụ việc đang được thụ lý giải quyết. 

Đồng thời, chưa có hướng dẫn về cơ chế xác định sớm hữu hiệu trong quá trình thẩm định, để xác định tài sản nào đang tranh chấp, tài sản nào đang phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau, gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản theo Nghị quyết số 42.

Với loạt khó khăn trên, Ngân hàng Nhà nước đề xuất Quốc hội yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao sớm có văn bản gửi cơ quan tòa án địa phương yêu cầu các đơn vị này ưu tiên áp dụng các thủ tục rút gọn được quy định tại Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP khi giải quyết các vụ án liên quan đến xử lý nợ xấu.

Tòa án nhân dân tối cao xem xét, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp (Tổng cục Thi hành án dân sự) sớm có văn bản chỉ đạo về việc hoàn trả các tài sản bảo đảm là vật chứng của vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ quy định tại Nghị quyết 42.

Đồng thời, yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Cơ quan thi hành án dân sự sớm xây dựng hệ thống dữ liệu liên quan đến các vụ việc đang được thụ lý giải quyết và cho phép các tổ chức tín dụng được tra cứu, trích xuất các thông tin liên quan từ hệ thống dữ liệu này.

Tin mới

Điện thoại Trung Quốc vừa ra mắt đã cháy hàng, sở hữu chip mạnh "áp đảo" S24 Ultra: Giá chỉ bằng một nửa
8 giờ trước
Chiếc điện thoại flagship trang bị chip Snapdragon 8 Elite mới nhất đã tạo nên cơn sốt ngay khi vừa lên kệ.
Nuôi con "hiền như đất" mê ăn mít, anh nông dân kiếm 500 triệu/năm rất nhẹ nhàng
8 giờ trước
Nuôi con vật hoang dã có thịt thơm ngon, anh Tô Văn Khanh, ở ấp Phú Tân A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang có thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm khiến nhiều người ao ước.
Việt Nam vẫn giữ vững ngôi đầu xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines
9 giờ trước
Tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines nhập khẩu 2,91 triệu tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines.
Thị trường ngày 2/11: Dầu tăng, vàng giảm, cà phê chạm đáy 2-1/2 tháng
9 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 1/11/2024, giá dầu tăng nhẹ do lo ngại về Iran trả đũa Israel, nhưng giá giảm trong tuần. Quặng sắt Đại Liên thấp nhất một tuần nhưng tăng trong tuần.
"Vũ nữ chân dài" đặc sản miền Tây vào mùa cao điểm, giá hơn nửa triệu 1kg vẫn hút khách
9 giờ trước
"Vũ nữ chân dài" là tên gọi khác của món khô nhái - một đặc sản của tỉnh An Giang. Giá khô nhái khoảng 700.000 đồng/kg, có thời điểm hơn 800.000 đồng/kg vẫn được săn lùng.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 2/11: Đồng USD thế giới bật tăng, tỷ giá "chợ đen" tăng 30 đồng
10 giờ trước
Giá USD hôm nay 2/11 bật tăng trở lại ngưỡng 104,00. Trong bối cảnh tỷ giá trung tâm ổn định ở mức 24.242 VND/USD thì giá USD ngân hàng bán, tỷ giá "chợ đen" đồng loạt tăng nhẹ.
Giá SH, Air Blade, Vario 160... cùng dò đáy, Honda tiếp tục 'bồi' thêm ưu đãi lớn cho khách mua xe cuối năm
15 giờ trước
Khách mua các mẫu xe tay ga như Honda Air Blade, LEAD, Vario và SH sẽ nhận được nhiều ưu đãi có giá trị.
Xuất hiện nhóm đối tượng lừa tiền, đổi tem đăng kiểm
1 ngày trước
Xuất hiện nhóm đối tượng gọi điện, hướng dẫn chủ xe truy cập vào một đường link giả mạo Cục Đăng kiểm Việt Nam để khai báo thông tin cá nhân phục vụ cho việc đổi tem, khi chủ xe làm theo sẽ có nguy cơ bị lừa đảo chiếm đoạt tiền.
Thời của siêu ứng dụng: Khi app ngân hàng không chỉ để chuyển tiền
1 ngày trước
Nếu như 10 năm trước, app ngân hàng chỉ dùng để chuyển nhận tiền hay kiểm tra số dư, thì giờ đây, cuộc chạy đua biến nó trở thành một công cụ siêu tiện ích đã và đang được rất nhiều nhà băng triển khai, nhằm phục vụ "tận răng" và tối đa hóa mọi lợi ích cho khách hàng của mình.