Xử lý triệt để tình trạng đầu cơ, nâng giá vật liệu cao tốc Bắc – Nam

21/04/2021 06:04
Đảm bảo công trình trọng điểm cao tốc Bắc – Nam về đích đúng tiến độ, Thủ tướng kiên quyết nghiêm cấm tình trạng trục lợi, đầu cơ, nâng giá vật liệu xây dựng...

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo các bộ, địa phương liên quan bảo đảm đủ nguồn cung vật liệu xây dựng phục vụ thi công dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

Báo cáo chung về nguồn vật liệu của dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, ông Lê Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Bộ Giao thông vận tải cho biết, dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đang được Bộ triển khai thực hiện với 11 dự án thành phần, tổng chiều dài 654 km, đi qua địa bàn 13 tỉnh. 

Nhu cầu sử dụng các loại vật liệu để phục vụ thi công cho toàn dự án với khối lượng rất lớn. Cụ thể, khối lượng đất đắp khoảng 60,7 triệu m3, khối lượng đá các loại khoảng 21,5 triệu m3, cát các loại khoảng 10,8 triệu m3.

Tuy nhiên, thời gian qua, tại một số dự án, một số nhà thầu sau khi trúng thầu và triển khai thi công có phản ánh với chủ đầu tư, ban quản lý dự án về việc một số mỏ vật liệu đã được tư vấn chỉ ra trong hồ sơ không đáp ứng được khối lượng cung cấp theo nhu cầu của dự án.

Lý do là, các mỏ đồng thời phải chia sẻ, cung cấp cho các dự án khác của địa phương đang triển khai xây dựng, dẫn đến các nhà thầu tranh mua mỏ có cự ly vận chuyển gần để giảm giá thành và công suất sản xuất của mỏ không đáp ứng kịp so với tiến độ yêu cầu. Một số mỏ đã hết hạn khai thác, đang chờ gia hạn cấp phép. Một số mỏ trong quy hoạch của địa phương đang thực hiện các thủ tục cấp phép khai thác. Một số mỏ do tư nhân đang khai thác chưa sẵn sàng ký kết hợp đồng để chờ giá lên cao…

Mặc dù việc giải phóng mặt bằng khá tốt nhưng hiện các vướng mắc nổi cộm của dự án này lại là việc thiếu nguồn vật liệu đất cho thi công. Đây là vấn đề nổi cộm cần giải quyết hiện nay, nếu không giải quyết sớm thì không thể đưa dự án khai thác vào năm 2022.

Thực tế nguồn vật liệu cung cấp cho dự án không thiếu về trữ lượng. Một số khó khăn vừa qua là do nhu cầu vật liệu tăng cao đột biến để phục vụ xây dựng dự án. Thủ tục cấp phép khai thác mỏ theo quy định cần nhiều thời gian, mặc dù Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn các địa phương rút ngắn thời gian và thủ tục tại văn bản nêu trên, công tác quản lý nhà nước về giá vẫn gặp nhiều khó khăn.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã trực tiếp kiểm tra hiện trường, làm việc với lãnh đạo các tỉnh và các sở, ngành liên quan của địa phương.

Xét báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long thực hiện nghiêm Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm đủ nguồn cung vật liệu xây dựng phục vụ thi công dự án. Đồng thời, nghiêm cấm tình trạng trục lợi, đầu cơ, nâng giá.

Vào giữa tháng 4, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội có buổi làm việc với đại diện UBND các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An và các đơn vị của Bộ GTVT về tình hình giải phóng mặt bằng, triển khai dự án, nguồn vật liệu phục vụ thi công. Qua đó, giám sát tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ Nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, mặc dù việc giải phóng mặt bằng khá tốt nhưng hiện các vướng mắc nổi cộm của dự án này lại là việc thiếu nguồn vật liệu đất cho thi công. Đây là vấn đề nổi cộm cần giải quyết hiện nay, nếu không giải quyết sớm thì không thể đưa dự án khai thác vào năm 2022. Đề nghị các địa phương trong thẩm quyền phối hợp với các đơn vị của Bộ GTVT tìm cách tháo gỡ.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
6 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
6 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
5 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
5 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
4 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Smartphone 'chiến binh tầm trung', thiết kế mỏng nhẹ, giá từ 7 triệu mở bán tại Việt Nam
2 giờ trước
Mẫu smartphone Honor X8c có thiết kế đẹp mắt, camera 108 MP và độ bền đạt chuẩn SGS của Thuỵ Sĩ.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
16 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam - những mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam đang chịu mức thuế bao nhiêu?
16 giờ trước
Việt Nam nằm ở top những quốc gia bị áp thuế đối ứng cao nhất lên tới 46%.
BYD 'nhá hàng' SUV hybrid đầu tiên tại VN: 'ăn' xăng chỉ 1,1 lít/100 km ít hơn Wave Alpha, giá bán là tâm điểm tranh luận
19 giờ trước
Mẫu SUV hybrid của BYD được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, cạnh tranh với Mazda CX-5, Haval H6 Hybrid hay Honda CR-V e:HEV.