Xuất hiện tình trạng nhà đầu tư chuyên phân lô bán nền gồng nợ lớn

06/06/2022 15:24
Sự biến động của thị trường bất động sản cùng với khả năng thanh khoản khó khăn đẩy một số nhà đầu tư rơi vào tình cảnh phải gồng nợ lãi, thậm chí là phá sản.

Theo khảo sát, thị trường bất động sản đã bắt đầu ghi nhận hiện tượng một số nhà đầu tư rơi vào tình cảnh áp lực trả nợ lãi.

Một giám đốc sàn bất động sản ở Hà Nội (xin giấu tên) kể lại, một người bạn của ông tên V. là nhà đầu tư đến từ Vĩnh Phúc, đã có tới 7 năm trong kinh doanh bất động sản. Nhà đầu tư V. thường ôm lô đất lớn và tiến hành phân lô. Thông thường, ngoài vay ngân hàng, V. thường huy động vốn từ những khách hàng quen biết hoặc người thân theo hình thức chung vốn đầu tư. Số tiền lãi nhận được khoảng 10-20% cho một thương vụ thành công. Trước đó, đa phần các thương vụ mà anh V. huy động vốn mua đất đều thành công.

Tới năm 2021, anh V. ôm hơn 100 tỷ từ các khách hàng quen biết để mua đất, tính tới phân lô bán nền. Tuy nhiên, vụ việc không thành công do chính sách hạn chế phân lô đất nền. Một số lô đất khác của anh V. rơi vào tình trạng khó thanh khoản khiến nhà đầu tư này phá sản. Vị giám đốc sàn bất động sản ở Hà Nội chia sẻ thêm, do bị đòi nợ gắt, nên anh V. hiện không về nhà.

Xuất hiện tình trạng nhà đầu tư phá sản vì gồng nợ lớn - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ).

Không rơi vào tình cảnh gần như phá sản vì khoản nợ lớn, chị Thuý (Hoài Đức, Hà Nội) đang chật vật vì mua đất, khó bán. Ngoài phải gồng nợ ngân hàng, chị Thuý còn phải lo trả người thân và bạn bè. Không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp, chị Thuý chỉ là nhà kinh doanh bất động sản tay ngang. Thấy nhiều bạn bè giàu lên từ đất, chị Thuý bắt đầu đi vay tiền đầu tư từ năm 2020. Thắng 2 vụ mua đất ven Hà Nội, đến năm 2022, dự đoán thị trường khởi sắc, chị Thuý mạnh tay tham gia mua đất đấu giá ở một số tỉnh. Tưởng mua xong dễ lướt nhưng kết quả chị vẫn chưa bán được. Đến hiện tại, chị Thuý tâm sự: "Cũng chẳng biết bao giờ bán được đất nhưng giờ phải chạy tiền lo trả người thân, bạn bè với ngân hàng khá vất vả. Tôi cứ phải xoay vay chỗ này, đập chỗ nọ".

Theo ông Trần Khánh Quang, chuyên gia bất động sản, nhiều nhà đầu tư có lòng tham quá lớn. Họ cứ lao vào thị trường mà quên đi việc xem xét sản phẩm đó có bán được không? Thành ra họ cứ mua bất chấp. Thành ra nhiều nhà đầu tư mất trắng vốn trên thị trường. Ông Quang dự báo, trong thời gian tới, các nhà đầu tư phải hết sức cẩn trọng vì thị trường hiện tại không phải đơn giản cứ mua là có lời.

Vị chuyên gia này còn dự báo, thị trường còn gặp khó khăn. Các chính sách siết chặt bất động sản đã khiến giao dịch có phần khựng lại. Các nhà đầu tư có xu hướng tìm về vùng ven trung tâm thay vì trước đây lựa chọn đi xa.

Ông Quang khuyến nghị, nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ về khu vực đang muốn đầu tư. Ví dụ như phải tìm hiểu thông tin về điện nước, hạ tầng, các tiện ích như trường học… hay tầm nhìn về khu vực đó. Vốn lớn, vốn nhỏ không quan trọng bằng việc hiểu rõ khu vực đang muốn đầu tư.

Theo TS. Đinh Thế Hiển, đầu tư bất động sản đã không còn như những giai đoạn trước. Không phải lúc nào xuống tiền là chắc thắng với tỷ suất lợi nhuận cao.

Vị chuyên gia kinh tế tài chính nhận định, bất động sản hiện đang xảy ra tình trạng bong bóng trá hình. Giá bất động sản vẫn tăng nhưng người muốn bán lại bán không được dù đã giảm giá dưới mặt bằng chung. Theo đó, ở bối cảnh này, những doanh nghiệp, doanh nhân hay nhà đầu tư đang lướt sóng mạnh, dùng vốn vay nhiều thì sẽ gặp khó khăn.

Ông Hiển nói thêm, nhiều người đổ vào đầu tư vào một ngành đó thì giá tăng. Tuy nhiên, theo quy luật cung cầu khi cung tăng cao nhưng cầu không có thì buộc giá hàng hóa giảm giá.

Trước vấn đề của thị trường đang xảy ra nghịch lý, giá tăng nhưng thanh khoản kém, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nhận định thị trường vẫn có thể phát triển ổn định, không bị phình to hay đổ vỡ hàng loạt như thời kỳ trước đây. Tất nhiên, sự thổi giá hay gia tăng khoảng cách giữa giá thực và giá ảo, những cơn sốt đất cục bộ vẫn sẽ có trong từng giai đoạn nhưng điều đó không ảnh hưởng nhiều tới phông nền chung của thị trường.

https://cafef.vn/xuat-hien-tinh-trang-nha-dau-tu-chuyen-phan-lo-ban-nen-gong-no-lon-20220606120142004.chn

Tin mới

Honda Wave 125i 2025 ra mắt: Thêm màu mới đẹp như SH, 'ăn' 1,4L/100km
50 phút trước
Mẫu xe máy số Honda Wave 125i đời năm 2025 vừa được ra mắt, bổ sung thêm màu sắc mới.
12 năm chỉ dùng Android, tôi tò mò dùng thử iPhone xem thế nào để rồi nhận ra Android vẫn là "đỉnh nhất"
8 phút trước
iPhone là thiết bị thú vị nhưng sử dụng điện thoại Android vẫn thoải mái nhất.
Suzuki XL7 Hybrid: Sở hữu xe gia đình chưa bao giờ dễ dàng như bây giờ
55 phút trước
Suzuki XL7 Hybrid vừa ra mắt đã nhanh chóng khẳng định vị thế trong phân khúc xe hybrid tại Việt Nam, đem đến sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ mới và hiệu suất hoạt động. Mẫu xe này liên tục nằm trong nhóm đầu doanh số xe hybrid, cho thấy mức độ phù hợp với số đông người tiêu dùng.
Vợ Shark Thái: Rất nhiều người bán kem trộn trên TikTok trộn tất cả sản phẩm với nhau không theo một công thức nào cả
55 phút trước
"Mỹ phẩm nào chả là kem trộn. Câu này đúng nhưng các bạn đừng để bị đánh tráo khái niệm. Một sản phẩm tốt được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố", vợ Shark Thái cho biết.
Nhiều chuyến bay dịp Tết đã gần lấp đầy
43 phút trước
Các hãng hàng không khuyến cáo hành khách sớm đặt vé bay để có các mức giá ưu đãi.

Tin cùng chuyên mục

Mở toang cửa cho xe điện Trung Quốc, toàn chuỗi cung ứng ô tô Thái Lan lao đao
5 giờ trước
Từ nơi được mệnh danh là Detroit của Đông Nam Á, giờ toàn chuỗi cung ứng cho ngành ô tô của Thái Lan đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc.
Sức mạnh của Trung Quốc: Phần còn lại của thế giới khó lòng giảm phụ thuộc, toàn chuỗi cung ứng bị chi phối bởi hàng giá rẻ
20 giờ trước
Bất cứ thứ gì người khác có thể cung cấp, Trung Quốc đều làm được với giá rẻ hơn.
Toyota Corolla Cross hybrid đổi pin công nghệ mới giống Camry 2025, dễ về Việt Nam trong thời gian gần
20 giờ trước
Toyota Thái Lan vừa công bố bản nâng cấp 2024 cho SUV Corolla Cross với một số thay đổi về thiết kế, trang bị và hệ truyền động.
Thủ tướng chỉ đạo hai bộ siết chặt hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử nước ngoài
21 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính cùng nghiên cứu và xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử.