Xuất khẩu 2024 có thể vượt mục tiêu đề ra

05/07/2024 10:06
Xuất khẩu 6 tháng năm 2024 ước đạt 189,5 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Công Thương dự báo cả năm 2024 tăng trưởng xuất khẩu có thể vượt mục tiêu 6%.

Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại tháng 6, với chủ đề "Sơ kết hoạt động xúc tiến xuất khẩu 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024", ngày 2/7, Bộ Công Thương đánh giá năm 2024 có nhiều cơ hội hơn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Theo số liệu của liên Bộ Công Thương - Tài chính, hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 369,6 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu ước đạt 189,5 tỷ USD, tăng 14,2%; nhập khẩu ước đạt 180,2 tỷ USD, tăng 18,1%.

Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng. Cụ thể, xuất khẩu nhóm nông, thủy sản đạt kim ngạch tăng trưởng ở mức cao ước đạt 19,9%; các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực tiếp tục phục hồi tốt; kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản ước đạt 2,14 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 44,4 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường Trung Quốc đạt 22,6 tỷ USD, tăng 9,9%; thị trường EU đạt 20,3 tỷ USD, tăng 14,1% ; Hàn Quốc đạt 10,2 tỷ USD, tăng 10,9%; Nhật Bản đạt 9,4 tỷ USD, tăng 3,2%.

Về nhập khẩu, chiếm 88% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2024 là nhóm hàng cần nhập khẩu, với kim ngạch ước đạt 160,3 tỷ USD, tăng 19,6 % so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, tại hội nghị, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương , cho rằng kinh tế toàn cầu năm 2024 vẫn đối diện với nhiều rủi ro, khó đoán định. Trái với dự báo trước đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra thông điệp chỉ có một lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024 và Fed tiếp tục giữ quan điểm thận trọng về vấn đề này.

Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine và mới đây là Israel - Hamas tiếp tục leo thang, có dấu hiệu lan rộng ra các quốc gia lân cận. Cuộc chiến chống lạm phát vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, đặc biệt là chính sách tiền tệ của các quốc gia lớn.

Hơn nữa, công suất dư thừa tại Trung Quốc hiện tại cũng sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường. Khi nhu cầu tiêu dùng suy giảm, nguồn hàng dư thừa với giá rẻ của Trung Quốc có thể được đẩy mạnh xuất khẩu sang các quốc gia khác.

Trong khi đó, theo ông Hải, nền kinh tế trong nước có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Quy mô nền kinh tế Việt Nam còn khiêm tốn nhưng độ mở lại lớn, khả năng cạnh tranh và sức chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế.

Những yếu tố đột xuất, bất ngờ vẫn tiềm ẩn rủi ro, khó dự báo; dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, ông Hải lưu ý hoạt động ngoại thương trong 6 tháng đầu năm còn có một điểm đáng chú ý, đó là vấn đề cước vận tải biển tăng rất cao dù thời điểm tháng 5-6 chưa được coi là cao điểm, đặc biệt đối với các tuyến từ châu Á đi Hoa Kỳ và EU do vấn đề xung đột tại biển Đỏ làm các doanh nghiệp vận tải thay đổi tuyến vận chuyển.

Một số cảng biển tại châu Á gặp tình trạng tắc nghẽn, tàu phải đợi rất lâu để khai thác như cảng Thượng Hải, đặc biệt là cảng Singapore, lượng hàng xuất khẩu tại Trung Quốc tăng vọt trong tháng 5, 6 dẫn tới tình trạng thiếu booking, mất cân bằng container giữa các cảng biển châu Á.

"Dựa trên đánh giá những yếu tố thuận lợi và khó khăn cũng như những kết quả tăng trưởng tích cực của kim ngạch xuất nhập khẩu những tháng đầu năm 2024, Bộ Công Thương đánh giá năm 2024 có nhiều cơ hội hơn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được phục hồi", ông Hải nhấn mạnh.

Để phát triển thị trường xuất khẩu, ông Hải cho biết Bộ Công Thương đang đẩy nhanh tiến độ và nỗ lực để kết thúc sớm đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Đồng thời, để tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định, Bộ triển khai đa dạng các hình thức cả trực tiếp và trực tuyến để giới thiệu các lợi thế, ưu đãi từ các Hiệp định FTA đã thực thi.

Bên cạnh đó, các đơn vị của Bộ Công Thương tiếp tục kịp thời thông tin với các Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp về những diễn biến của thị trường xuất khẩu để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường.

Cùng với đó, thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh thực hiện thông qua dịch vụ công trực tuyến giúp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu .

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics; tiếp tục đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

Thực hiện các giải pháp phát triển hoạt động thương mại biên giới bền vững thông qua thúc đẩy xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới theo hình thức chính ngạch, điều hành, khai thông hiệu quả hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương , với những kết quả của 6 tháng đầu năm, cả năm 2024 tăng trưởng xuất khẩu sẽ vượt mục tiêu 6% mà Bộ Công Thương đặt ra từ đầu năm. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị xuất khẩu, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng, quảng bá thương hiệu hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài một cách bền bỉ.

Tin mới

Gần 30 tấn vàng ở mỏ Tây Bắc có giải được 'cơn khát' trên thị trường?
59 phút trước
Việc phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn tại khu vực Tây Bắc sẽ tác động thế nào đến thị trường vàng vốn đang khan hiếm nguồn cung?
Bí thư huyện về thăm trang trại của team Quang Linh châu Phi, 'đứng hình' khi nhìn thấy cây lúa của Việt Nam, hứa hẹn 1 điều khiến người dân xúc động
19 phút trước
Bí thư huyện cho biết sẽ cố gắng hỗ trợ thêm máy móc, phân bón cho team châu Phi để mở rộng sản xuất.
Nhờ 1 mũi khoan 5.000m xuống đáy biển, quốc gia nhỏ bé chưa đến 1 triệu dân đổi đời - sắp thành 'petrostate' bình quân đầu người cao nhất thế giới
24 phút trước
Chỉ trong 6 năm, một trong những quốc gia nghèo nhất Nam Mỹ, Guyana, đã nổi lên như một một petrostate (quốc gia dầu mỏ) mới của thế giới. Thậm chí, quốc gia với dân số chưa đến 1 triệu người này còn sắp trở thành nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 của Nam Mỹ.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
28 phút trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá vàng miếng SJC tăng "đỉnh nóc kịch trần", nhiều người vẫn mua cất giữ
25 phút trước
Khi giá vàng miếng SJC lập đỉnh lịch sử 102,6 triệu đồng/lượng vào trưa nay 1-4, vẫn có khách mang gần 6 tỉ đồng đến hỏi mua gần 60 lượng

Tin cùng chuyên mục

Honda CR-V giảm giá 100 triệu đồng tại đại lý: Bản tầm trung còn dưới 1 tỷ, vẫn đắt hơn CX-5
18 giờ trước
Sau giảm giá, Honda CR-V L vẫn cao hơn Mazda CX-5 và Ford Territory. Tuy nhiên, đây vẫn là mức giảm lớn đối với mẫu xe này.
Trung Quốc lại phá kỷ lục thế giới: Từng bị cho là không thực tế, nay tự làm "vua máy móc" nặng 3.500 tấn
20 giờ trước
Thiết bị này sẽ được triển khai đến hệ thống thoát nước đường hầm lớn nhất của láng giềng Việt Nam.
40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn vừa được phát hiện ở những địa phương nào?
21 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát hiện có tới 40 mỏ vàng với trữ lượng hơn 29,8 tấn vàng.
Bức tranh tương phản của các trung tâm thương mại: Nhiều nơi bỏ trống đến 80%, riêng bộ ba Aeon Mall, Lotte, Vincom vẫn “chật kín”
1 ngày trước
Các trung tâm thương mại lớn như Aeon Mall, Lotte hay Vincom Retail vẫn duy trì tỷ lệ lấp đầy ấn tượng, lên đến 90-98%.