Bộ Công thương cho biết, trong tháng 6/2019, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước sau khi tăng trong 20 ngày đầu tháng đã giảm trở lại trong 10 ngày cuối tháng. Ngày 28/6/2019, tại Đắk Lắk giá thu mua mủ cao su nước tại vườn và nhà máy đạt lần lượt 270 đ/độ TSC và 275 đ/độ TSC, giảm 10 đ/độ TSC so với cuối tháng 5/2019. Kể từ ngày 18/6/2019 đến cuối tháng, Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh điều chỉnh giảm giá thu mua mủ cao su 4 lần.
Theo ước tính, xuất khẩu cao su trong tháng 6/2019 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 155 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 38,7% về trị giá so với tháng 5/2019, song lại giảm 9,9% về lượng và giảm 10,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu bình quân giảm 0,67% so với cùng kỳ năm 2018, xuống còn 1.409 USD/tấn.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su ước đạt 602 nghìn tấn, trị giá 822 triệu USD, tăng 6,6% về lượng và tăng 0,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu bình quân giảm 6% so với cùng kỳ năm 2018, xuống còn 1.367 USD/tấn.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2019, xuất khẩu cao su SVR 10 tăng mạnh, trở thành chủng loại cao su có trị giá xuất khẩu đạt cao nhất, tăng 306,7% về lượng và tăng 297,3% về trị giá so với tháng 4/2019, đạt 25,61 nghìn tấn, trị giá 36,6 triệu USD, tăng 56,7% về lượng và tăng 59,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Về giá xuất khẩu cao su trong tháng 5, xuất khẩu cao su tổng hợp giảm 59,2% về lượng và trị giá so với tháng 5/2018, đạt 23.731 tấn, trị giá 34,13 triệu USD.
Tuy nhiên, tính chung 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su tổng hợp vẫn tăng 15,2% về lượng và tăng 7,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, đạt 255,89 nghìn tấn, trị giá 346,15 triệu USD. Các chủng loại cao su có lượng và trị giá xuất khẩu lớn tiếp theo trong tháng 5/2019 gồm: SVR 3L, SVR CV60, Latex...