Xuất khẩu dệt may khó đến đích

10/10/2019 09:26
Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, đến tháng 9/2019, hầu hết các đơn vị chưa đủ đơn hàng cho đến cuối năm...

Tuy không chịu tác động trực tiếp nhưng ngành dệt may cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 9 tháng năm 2019 ước đạt 29,24 tỷ USD, tăng 9,23% so với cùng kỳ, hoàn thành 74% kế hoạch năm 2019.

Trong đó, giá trị thặng dư thương mại đạt 15,24 tỷ USD, tăng 16,77% so với cùng kỳ năm 2018. Nếu tính riêng 8 tháng, xuất khẩu dệt may của doanh nghiệp FDI đạt 12,86 tỷ USD, chiếm 59,1% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này.

Hiếm đơn hàng cuối năm 

Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ luôn đứng đầu về kim ngạch, đạt 11,491 tỷ USD, chiếm 45,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước, tăng 9,42% so với cùng kỳ; sang châu Âu đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 4,352 tỷ USD tăng 9,07%; tiếp đến là Trung Quốc đạt 3,127 tỷ USD tăng 8,95%; Nhật đạt 3,039 tỷ USD, tăng 3,4%...

Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu 9 tháng của Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cho thấy, đến tháng 9/2019, hầu hết các đơn vị chưa đủ đơn hàng cho đến cuối năm. Các đơn vị lớn như May 10, Đức Giang, Hòa Thọ, Hanosimex có đơn hàng đến tháng 11, chỉ có riêng Việt Tiến là có đơn hàng đến hết năm. 

Hầu hết khách hàng khá thờ ơ trong việc đặt hàng dài hạn do nghe ngóng tình hình thế giới, đặc biệt ép giá thấp hơn so với năm 2018, dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm. Đơn hàng từ Trung Quốc có xu hướng chuyển sang các quốc gia hiện có ưu đãi về thuế suất như Bangladesh, Campuchia. 

Do đó, kim ngạch xuất khẩu tính đủ của các thành viên Vinatex 9 tháng đạt 2,065 tỷ USD đạt 70% kế hoạch, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng hàng tồn kho của Vinatex 6.989 tỷ đồng, tăng 0,03% so với cùng kỳ 2018...

Song nếu so với các quốc gia xuất khẩu dệt may cạnh tranh với Việt Nam, có thể nhận thấy xu hướng tăng chậm không chỉ ở Việt Nam. Và xu hướng này xuất hiện từ năm 2018. 

Chẳng hạn, 9 tháng, Trung Quốc ước kim ngạch xuất khẩu đạt 194,998 tỷ USD giảm 2,5% so với cùng kỳ; Ấn Độ đạt 28,581 tỷ USD, chỉ tăng 0,97%; Bangladesh là quốc gia duy nhất có kim ngạch xuất khẩu tăng cao cũng chỉ tăng 4,57%, đạt 30,068 tỷ USD.

Với diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu chấm dứt, Vinatex dự kiến kết quả sản xuất - kinh doanh năm 2019 của tập đoàn sẽ không đạt được như kế hoạch đã đề ra. Kim ngạch xuất khẩu khả năng đạt 2,896 tỷ USD, tăng 1% cùng kỳ năm 2018, bằng 97,6% kế hoạch năm 2019.

Thị trường sợi chưa có tín hiệu tích cực 

Về thị trường bông, trong 9 tháng năm 2019, với sự tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, giá bông giảm khá sâu, đặc biệt ở thời điểm hiện tại, giá bông thường xuyên giữ ở mức thấp trên dưới 60 Uscent/lb. 

Xét về dài hạn, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm sẽ tác động xấu đến lượng tiêu thụ bông. Việc sử dụng bông tại các quốc gia như Bangladesh, Việt Nam, Trung Quốc đang chậm lại. Cả thương nhân và người mua cuối cùng đều giữ nhu cầu ở mức tối thiểu và tránh tích lũy hàng tồn kho. Vì vậy, thị trường vẫn chưa tìm thấy tín hiệu tích cực, lạc quan nào để hỗ trợ giá bông ở thời điểm hiện tại.

Với thị trường sợi, cuối năm 2018 và quý 1/2019, thị trường sợi chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ cả về nhu cầu và giá cả. 

Có nhiều nguyên nhân, nhu cầu yếu từ thị trường, sự sụt giảm của tỷ giá các đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng Rupee của Ấn Độ, đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ, Chính phủ Ấn Độ cho phép xuất khẩu sợi, sự bất ổn thị trường do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mang lại... Ba tháng đầu năm 2019 có hồi phục nhẹ nhưng chưa mấy khả quan. 

Tuy nhiên, trong các tháng 5, 6, 8/2019, hai "ông lớn" tiếp tục áp thuế và tăng thuế lên hàng hóa nhập khẩu của đối phương khiến thị trường sợi phủ bóng đen ảm đạm. Giá giảm, nhu cầu yếu nên các doanh nghiệp sợi Việt Nam chật vật, mức lỗ càng ngày càng tăng. Hiện tại, thị trường sợi vẫn chìm sâu trong cơn khủng hoảng và chưa thấy có dấu hiệu khởi sắc.

Báo cáo của Vinatex cũng cho thấy, trong 9 tháng vừa qua, các đơn vị sợi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là các đơn vị xuất khẩu sợi sang Trung Quốc, giá sợi liên tục giảm. Mặc dù phía Hoa Kỳ mới có thông tin hoãn áp thuế (từ 25% lên 30%) với gói 250 tỷ USD đến 15/10, tuy nhiên đây chỉ là sự hòa hoãn tạm thời, chưa thực sự có tác động tốt lên thị trường sợi. 

"Tình hình ngành sợi đang theo chiều hướng xấu, sự cạnh tranh về đơn hàng từ các doanh nghiệp sợi FDI cũng như cạnh tranh từ các quốc gia khác như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Pakistan càng gay gắt", Vinatex nhận định.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
6 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
5 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
4 giờ trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
3 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
3 giờ trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.349.495.678 VNĐ / tấn

326.65 BRL / kg

0.20 %

+ 0.65

Thịt gà

CHICKEN

36.231.676 VNĐ / tấn

8.77 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

5.166.897 VNĐ / tấn

90.40 USD / lbs

0.28 %

+ 0.25

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
27 phút trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Sở Công Thương Hà Nội thông tin về doanh nghiệp làm sữa giả
17 giờ trước
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Bộ Công Thương hỏa tốc kiểm tra sau liên tiếp các vụ sữa giả, thuốc giả bị phát hiện
19 giờ trước
Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
1 ngày trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.