Xuất khẩu dưa hấu: Những thách thức phải vượt qua

26/04/2018 05:12
Theo yêu cầu của Trung Quốc, tới đây các loại rau quả trong đó có dưa hấu của Việt Nam xuất qua thị trường này phải có truy xuất nguồn gốc và được đóng bao bì, là một thách thức lớn.

Bởi, từ trước đến nay, dưa hấu được nông dân trồng theo kiểu tự phát. Quy trình canh tác thì “thích gì làm nấy”, không được kiểm soát. Đến vụ thu hoạch, thương lái cứ đánh xe đến ruộng mua dưa, chất lên xe, rồi xuất sang Trung Quốc chứ không màng đến việc chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Xuất khẩu dưa hấu: Những thách thức phải vượt qua - Ảnh 1.

Trước nay, dưa hấu XK sang Trung Quốc chưa có tiền lệ đóng bao bì, chỉ lót rơm bỏ dưa lên xe rồi chở đi

Bây giờ, khi dưa hấu xuất khẩu bị đòi hỏi phải có chứng nhận xuất xứ và phải được đóng bao bì, cả thương lái lẫn nông dân sẽ khó khăn hơn. Nhưng thách thức phải được vượt qua để giữ vững thị trường tiêu thụ lớn loại hoa quả này.

Vẫn có thể đóng bao bì cho dưa hấu

Ông Lê Đình Chiến, ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), người có thâm niên hàng chục năm trong nghề thu mua dưa hấu cung ứng cho thị trường Trung Quốc, cho hay: “Trong quá trình cung ứng dưa hấu cho thị trường Trung Quốc, từ trước đến nay tôi chưa gặp khách hàng nào của thị trường này yêu cầu dưa hấu phải được đóng bao bì, tuy nhiên đã có khách hàng ở Hà Nội yêu cầu tôi đóng thùng dưa hấu, nên đối với tôi việc này không lạ lẫm. Còn việc đòi hỏi dưa hấu phải có xuất xứ thì tôi cũng đã gặp, và tôi cũng đã thực hiện trong thời gian gần đây”.

Theo ông Chiến, dưa hấu tuy to là vậy nhưng vẫn có thể đóng thùng, nhà xản xuất bao bì có thể cung ứng thùng mọi kích cỡ, thùng nhỏ nhất 40kg, thùng lớn 80 - 90kg. Tuy nhiên, dưa hấu đóng thùng sẽ làm tăng chi phí.

“Để đóng 1 thùng dưa hấu phải qua nhiều công đoạn: Mở, dán thùng; đục những lỗ to bằng miệng chén để thông hơi cho dưa hấu không bị nũng trong thời gian vận chuyển; bỏ dưa vào từng thùng, sau đó dán miệng thùng lại. Khi dưa đã được đóng thùng, cứ 3 thùng được đóng ghép lại thành 1 cây để chất lên xe. Thị trường tiêu thụ Hà Nội đã từng yêu cầu tôi đóng thùng, nhưng dưa hấu đóng thùng khó tiêu thụ vì khách hàng không thể mở thùng ra kiểm tra dưa ngon hay dưa kém chất lượng nên khó bán hơn dưa hấu bán theo kiểu đổ đống, do vậy chỉ sau vài lần thì các đầu nậu thu mua dưa ở Hà Nội không còn yêu cầu tôi làm như vậy nữa”, ông Chiến cho biết thêm.

Cũng theo ông Chiến, trong thời gian qua khách hàng tiêu thụ dưa ở Trung Quốc đã yêu cầu ông chứng nhận xuất xứ của dưa hấu. Chứng nhận này cũng không nhiêu khê lắm, chỉ cần ghi rõ họ tên, nơi ở, số tài khoản của thương lái; nêu quá trình cung ứng giống và chuyển giao quy trình kỹ thuật như thế nào cho nông dân trồng; dưa được trồng tại địa phương nào, bán cho khách hàng nào ở đâu, sau đó chính quyền sở tại chứng thực vào bản khai là xong. “Trước đây, tôi khai gom nhiều khách hàng mua dưa của tôi vào giấy nhưng họ không chịu, họ buộc mỗi giấy chứng nhận xuất xứ dưa hấu chỉ khai cụ thể 1 khách hàng”, ông Chiến chia sẻ.

Phải thay đổi tư duy canh tác

Đặc thù của dưa hấu là không thể trồng đi trồng lại trên cùng 1 vùng đất, do đó, người trồng dưa hấu ở Bình Định phải “du canh”, đi vào Phú Yên, lên các tỉnh Tây Nguyên thuê đất để trồng. Năm nay trồng vùng đất này, thu hoạch xong đi nơi khác thuê đất làm tiếp. Do làm trên đất thuê, nên người trồng dưa thường lạm dụng phân bón hóa học và thuốc kích thích để “đốt giai đoạn” nhằm nhanh thu hoạch.

Xuất khẩu dưa hấu: Những thách thức phải vượt qua - Ảnh 2.

Xưa nay, thương lái cứ đến ruộng mua dưa của nông dân rồi chở đi Trung Quốc chứ không nghĩ đến chứng nhận nguồn gốc xuất xứ


Với cách làm này, theo ông Nguyễn Tiến Lãng, cán bộ Cty TNHH Thương mại Trang Nông (Khánh Hòa), dưa hấu sẽ có chất lượng kém, khó bảo quản được lâu. Trong khi thời gian vận chuyển từ các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên sang đến Trung Quốc mất thời gian khá dài. Vào thời điểm ùn ứ hàng, dưa hấu còn phải mất thêm thời gian nằm trên xe tại cửa khẩu. Sang đến Trung Quốc dưa hấu phải được bốc dỡ, phân loại, sang xe để chở sâu vào nội địa. Do đó, dưa dễ bị úng thối, vỡ.

“Dưa hấu xuất khẩu cần phải chọn giống dưa có vỏ dày để đủ sức chịu đựng được thời gian vận chuyển và sự va đập trên đường vận chuyển. Đặc biệt là phải chọn giống có lượng đường trong dưa vừa phải, dưa không ngọt lắm. Bởi dưa có lượng đường cao khó bảo quản được lâu”, ông Lãng chia sẻ.

Theo các chuyên gia, trước yêu cầu của Trung Quốc về chứng nhận xuất xứ của dưa hấu nhập khẩu vào thị trường nước này, nông dân cần thay đổi tư duy canh tác để tránh tình trạng “tự mình hại mình”. Điều mấu chốt nhất trong quy trình sản xuất là phải tránh lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, nhất là thuốc kích thích. Điều đặc biệt cần tuân thủ là phải dừng dùng thuốc BVTV cho ruộng dưa ít nhất là 10 ngày trước khi thu hoạch, để dưa được đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm, có như vậy dưa hấu của Việt Nam mới “trụ” được tại thị trường tiêu thụ lớn là Trung Quốc.

“Trước đây, bà con mình cứ nghĩ Trung Quốc là thị trường dễ tính nên “thoải mái” trong quy trình canh tác. Khi thị trường này bắt đầu siết về nguồn gốc xuất xứ thì người trồng dưa cần phải thay đổi tư duy sản xuất để đảm bảo các tiêu chí xuất khẩu”, ông Nguyễn Tiến Lãng nói.

"Dù các địa phương không quy hoạch trồng dưa hấu, nhưng nông dân vẫn tự phát trồng với diện tích rất lớn. Dưa hấu cũng là một trong những loại hoa quả nhập khẩu vào Trung Quốc nhiều nhất. Trong khi đó, từ trước đến nay dưa hấu được thương lái đưa vào thị trường này theo kiểu ai mua bao nhiêu bán bấy nhiêu, chưa có tổ chức nào đứng ra kết nối. Do vậy, phía Việt Nam cần phải có những doanh nghiệp đứng ra ký kết hợp đồng tiêu thụ với thị trường Trung Quốc. Có như vậy con đường xuất khẩu dưa hấu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc mới được hanh thông", ông Nguyễn Tiến Lãng.


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
50 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
33 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
46 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.980.496 VNĐ / tấn

21.38 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

227.334.120 VNĐ / tấn

8,944.00 USD / mt

3.58 %

+ 309.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.553.715 VNĐ / tấn

302.58 UScents / lb

2.58 %

+ 7.61

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.192.329 VNĐ / tấn

984.26 UScents / bu

0.67 %

+ 6.51

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.186.859 VNĐ / tấn

292.20 USD / ust

0.97 %

+ 2.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
19 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
19 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
21 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
22 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.