Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore tăng mạnh

5 giờ trước
Thị trường nhập khẩu gạo tại Singapore trong năm 2024 chứng kiến sự tăng trưởng khá tốt cả về số lượng và giá trị nhập khẩu.

Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan Quản lý doanh nghiệp Singapore cho thấy năm 2024, tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore đạt hơn 456,2 triệu SGD, tăng 10,73% so với cùng kỳ năm 2023.

Xét về khối lượng, tổng lượng nhập khẩu 9 loại gạo chính (HS10062010, HS10062090, HS10063030, HS10063040, HS10063091, HS10063099 và HS10064090, HS10063050, HS10063070), ước tính đạt khoảng 589.675 tấn, tăng 3,77% so với cùng kỳ năm 2023. Về cơ cấu thị phần của các mặt hàng gạo , gạo tẻ trắng chiếm thị phần lớn nhất (33,57%), tiếp đến là gạo đồ (chiếm 17,63%), gạo trắng Hom Mali (chiếm 17,16%), gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 14,97%). Các mặt hàng gạo khác chia đều phân khúc còn lại.

Thị trường nhập khẩu gạo tại Singapore trong năm 2024 chứng kiến sự tăng trưởng khá tốt cả về số lượng và giá trị nhập khẩu. 7/9 nhóm gạo chính đều tăng trưởng dương, một số có mức tăng cao như gạo nếp (tăng 185,82%), gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (tăng 35,6%), gạo đồ (tăng 73,12%). Tuy nhiên, nhóm chiếm thị phần lớn nhất là gạo tẻ trắng chứng kiến sự sụt giảm ở mức 16,5%.

Đáng lưu ý, năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 3 sang Singapore với kim ngạch 128,9 triệu SGD, chiếm 28,25% thị phần. Ấn Độ và Thái Lan là 2 quốc gia xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch lần lượt là 148,19 triệu SGD (32,48%) và 137,75 triệu SGD (30,19%). Tổng cộng thị phần của 3 nước xuất khẩu hàng đầu đã chiếm tới 90,93% thị phần gạo tại Singapore.

Theo thống kê, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Singapore trong năm 2024 tiếp tục tăng trưởng rất tốt, đạt kim ngạch khoảng 128,9 triệu SGD, tăng 28,45% so với cùng kỳ 2023. Một số nhóm gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục chứng kiến mức tăng rất mạnh là gạo nếp (kim ngạch 14,25 triệu SGD, tăng hơn 4,6 lần), gạo vỡ (kim ngạch 2,6 triệu SGD, tăng 113,63%) và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (kim ngạch 44,89 triệu SGD, tăng 65,73%). Tuy nhiên, nhóm gạo chủ lực của Việt Nam tại thị trường Singapore là gạo tẻ trắng chỉ tăng nhẹ 0,24%, đạt kim ngạch 64,67 triệu SGD. Ngoài ra, nhóm gạo lứt thường cũng sụt giảm so với cùng kỳ năm trước (kim ngạch 322.000 SGD, giảm 34,29%).

Hiện tại, Việt Nam là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất đối với 3 nhóm gạo gồm: gạo tẻ trắng (chiếm 42,23%); gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 65,73%) và gạo nếp (77,02%). Ấn Độ là quốc gia chiếm lĩnh tuyệt đối thị trường đối với gạo đồ (chiếm 99,48%) và gạo basmati xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 97,17%).

Thái Lan là nước chiếm thị phần lớn nhất đối với các nhóm gạo lứt homali (94,86%), gạo trắng homali (97,35%), gạo vỡ (58,21%). Với nhóm gạo lứt thường, Nhật Bản chiếm thị phần lớn nhất (75,82%). Theo đó, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản đang là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường gạo Singapore. Về cơ bản, thị trường gạo của Singapore có nhu cầu ổn định từ mức 300 - 400 triệu SGD mỗi năm.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore tăng mạnh - Ảnh 1

Doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đầu tư vào quảng bá, giới thiệu sản phẩm quy mô rộng

Ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho hay, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu lớn nhất, mặc dù duy trì được tốc độ xuất khẩu cao đối với các nhóm gạo nếp và gạo thơm xay xát/tróc vỏ. Thế nhưng, kim ngạch của nhóm chủ lực là gạo tẻ trắng chỉ tăng nhẹ (0,24%) khiến tổng kim ngạch xuất khẩu gạo trong cả năm 2024 của Việt Nam sang Singapore sụt giảm đáng kể. Việt Nam đã tụt xuống vị trí đối tác xuất khẩu gạo lớn thứ 3 của Singapore, sau Ấn Độ và Thái Lan.

Về xúc tiến thương mại, việc quảng bá và giới thiệu mặt hàng gạo của Việt Nam tại thị trường vẫn còn khá ít, dường như chưa có hoạt động xúc tiến quy mô lớn của các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng gạo Việt Nam. Hiện nay chủ yếu là hoạt động xúc tiến thương mại, trưng bày hàng hóa sản phẩm gạo Việt Nam do Thương vụ Việt Nam tại Singapore triển khai. Trong khi đó, các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ rất quan tâm đầu tư quảng bá hình ảnh sản phẩm và có thỏa thuận với các đơn vị nhập khẩu, phân phối về việc giữ tên, thương hiệu hàng hóa sản phẩm gạo .

Hơn nữa, doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đầu tư vào quảng bá, giới thiệu sản phẩm quy mô rộng. Ngoài ra, các nhà nhập khẩu, hệ thống phân phối ở Singapore chủ yếu là nhập gạo Việt Nam đóng gói với mẫu mã, bao bì và thương hiệu nội địa của Singapore để dễ tiêu thụ trên thị trường. Các sản phẩm gạo thương hiệu Việt Nam hầu như chỉ tiêu thụ trong hệ thống cửa hàng tiện ích nhỏ hoặc đại lý bán hàng online của người Việt Nam.

Sau hai quý đầu năm giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, Việt Nam đã để mất thị phần cho Ấn Độ và Thái Lan. Điều này cho thấy doanh nghiệp cần phải cố gắng nhiều hơn nữa tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm gạo do thị trường gạo Singapore có sự điều hành khá sát sao của Chính phủ Singapore, thể hiện ở việc Chính phủ Singapore xét duyệt và cấp phép nhập khẩu cũng như trực tiếp thanh, kiểm tra chất lượng gạo trước khi đưa ra thị trường.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xác định sản phẩm gạo Việt Nam không chỉ tiêu thụ tại thị trường Singapore mà còn được doanh nghiệp Singapore xuất khẩu đi các nước khác trên thế giới. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý vai trò quan trọng của địa bàn trung chuyển của Singapore và không chỉ là địa bàn gần 6 triệu dân của quốc đảo.

Tin mới

Chợ dân sinh 'hét' 500.000 đồng một nải chuối trong sáng 23 tháng Chạp
5 giờ trước
Lý giải về mức giá "sốc" này, tiểu thương cho biết, do nguồn cung cấp chuối lễ năm nay bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bão lũ nên giá tăng gấp 2 - 3 lần năm trước.
Lộ thời điểm Mazda CX-5 đời mới ra mắt trong năm 2025: Sớm hơn đồn đoán, dễ có hybrid cắm sạc, có chi tiết giống Mazda6 bản điện
5 giờ trước
Lãnh đạo Mazda Nam Phi đã hé lộ thời điểm thế hệ kế tiếp của SUV chủ lực Mazda CX-5 ra mắt trong năm 2025.
Hoa Tết mất mùa, người trồng điêu đứng
6 giờ trước
Xã Nghĩa Hà, TP Quảng Ngãi, toàn xã hiện có hơn 100 hộ trồng hoa lay ơn với diện tích 20 ha.
Lãnh đạo TPHCM bất ngờ 'vi hành' loạt siêu thị
7 giờ trước
Không chỉ dự trữ nguồn hàng Tết với số lượng lớn, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất tại TPHCM còn đang tăng cường sản xuất để không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá; tăng cường nhiều khuyến mãi, tăng giờ bán hỗ trợ người dân mua sắm Tết.
Việt Nam xuất khẩu gạo cho 3 tỷ người làm lương thực chính
7 giờ trước
Gạo là lương thực chính của 3 tỷ người, toàn cầu có 117 nước và vùng lãnh thổ trồng lúa nhưng trên 90% gạo được sản xuất và tiêu thụ ở châu Á. Riêng Việt Nam, trong 35 năm qua đã xuất khẩu hơn 158 triệu tấn gạo đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 15% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

6 xe Wuling mới sắp ra mắt Việt Nam: Thêm SUV, MPV, sedan, có sạc nhanh, trang bị chưa quá nổi bật
8 giờ trước
Phần lớn mẫu xe Wuling được TMT Motors giới thiệu nằm ở phân khúc "hot", tuy nhiên sẽ khó cạnh tranh.
Dân buôn ngồi lướt điện thoại, đào quất Tết ế chỏng ế chơ
9 giờ trước
Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các tuyến phố ở TP. Vinh, Nghệ An đã xuất hiện nhiều điểm bán hoa đào, quất, mai vàng nhưng không khí mua sắm vẫn khá trầm lắng.
Tết ông Công ông Táo: Đồ cúng chế biến phong phú, gà ngậm hoa hồng giá 500.000đ/con
11 giờ trước
Trước ngày Tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), thị trường đồ cúng tại Hà Nội phong phú, nhiều sự lựa chọn. Gà cúng, cá chép, xôi gấc...đều được sơ chế hoặc chế biến thành phẩm nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dân.
Cá chép cúng ông Công, ông Táo "tràn ngập" chợ, tiểu thương lo ế
13 giờ trước
Tại các chợ dân sinh ở Hà Nội, cá chép được bán rất nhiều với giá dao động từ 30 ngàn đến hơn 100 ngàn đồng/bộ, tùy trọng lượng.