Xuất khẩu gạo: Lo ngại tình trạng ép giá khi vào chính vụ Đông Xuân

29/03/2018 21:02
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong quý 1/2018, cả nước xuất khẩu ước đạt 1,36 triệu tấn gạo với giá trị đạt 669 triệu USD, tăng 9,4% về khối lượng và tăng 24% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Đây được xem mức tăng trưởng ấn tượng nhất của ngành gạo Việt Nam trong vài năm gần đây.
Gạo chất lượng cao tăng mạnh

Theo ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và nhiều doanh nghiệp, sở dĩ xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý 1/2018 tăng mạnh là do lượng hợp đồng đăng ký xuất khẩu từ năm 2017 chuyển qua còn nhiều.

Tính đến cuối năm 2017, còn khoảng 630.000 tấn gạo đã đăng ký xuất khẩu được chuyển sang năm 2018. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo đà cho xuất khẩu gạo sôi động ngay đầu năm nay.

Bên cạnh đó, nhiều nước nhập khẩu gạo có nhu cầu ngay từ đầu năm trong khi nguồn cung gạo của các nước xuất khẩu lại hạn chế đã khiến thị trường trở nên nhộn nhịp hơn trong quý 1 so với cùng kỳ.

Đơn cử như Indonesia từng thông báo tự cân đối được nguồn cung lương thực trong nước. Tuy nhiên, ngay đầu năm 2018, nước này đột ngột thông báo nhập khẩu 500.000 tấn gạo. Trong khi Thái Lan đã tiêu thụ xong lượng gạo tồn kho khổng lồ và Ấn Độ sau một năm nỗ lực đứng ở vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu gạo thì nay lượng tồn kho dự trữ đã giảm đáng kể. Tình hình cung cầu gạo có nhiều biến động trong đầu năm đã mở ra cơ hội cho những nước sản xuất và xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) cho biết mặc dù đến thời điểm này thu hoạch vụ Đông Xuân chưa nhiều, nhưng rõ ràng mức độ xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt những con số khá ấn tượng trong quý 1/2018.

Đáng chú ý, giá trị gạo xuất khẩu Việt Nam đang đi đúng hướng, theo hướng phân khúc gạo chất lượng cao. Trong 3 tháng đầu năm nay, hầu hết các chủng loại gạo xuất khẩu đều có giá bán tăng cao so với năm trước đó. Nhiều loại gạo thơm, nếp, gạo chất lượng cao có giá trị tăng rất cao, có loại tăng đến 30%. Thậm chí, một số chủng loại gạo có giá bán cao hơn so với gạo Thái Lan cùng loại và hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Theo ông Bình, chính việc cơ cấu lại sản xuất lúa và xuất khẩu gạo theo hướng giảm gạo phẩm cấp trung bình và thấp, tăng mạnh gạo chất lượng cao, gạo đặc sản trong những năm qua đã góp phần quan trọng đưa giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên.

Số liệu thống kê của VFA trong vài năm gần đây cũng cho thấy chủng loại và chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cụ thể, gạo thơm đã có sự tăng trưởng đột phá từ 6,6% trong năm 2011 lên 23,5% năm 2017. Tương tự, xuất khẩu nếp cũng tăng trưởng ấn tượng, từ 6,6% lên 23,5% cùng thời gian trên… Điều này cho thấy, xuất khẩu gạo Việt Nam không phải chỉ tăng cơ học mà có sự chuyển hướng khá tích cực.

Xuất hiện tình trạng ép giá

Mặc dù thị trường có nhiều khởi sắc trong quý 1/2018, tuy nhiên, theo đánh giá của một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo, lượng hợp đồng thương mại đăng ký xuất khẩu mới của doanh nghiệp lại không nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do giá lúa gạo nội địa tăng quá cao khiến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp kém hiệu quả.

Ông Nguyễn Thanh Long, Giám đốc điều hành Công ty trách nhiệm hữu hạn Gạo Việt (Thành phố Hồ Chí Minh) cho hay trong 3 tháng đầu năm 2018, lượng gạo xuất khẩu của doanh nghiệp chỉ ước đạt 75% so với cùng kỳ năm 2017. Mặc dù xuất khẩu gạo năm nay có giá bán có tốt hơn nhưng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng không cao, do giá nguyên liệu tăng cao.

Theo ông Long, đến đầu năm 2018, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhỏ và vừa đều không còn gạo tồn kho từ năm cũ chuyển qua. Phần lớn các doanh nghiệp, thương lái phải chờ đến vụ thu hoạch Đông Xuân để thu mua. Điều này đã góp phần đẩy giá lúa nội địa tăng quá cao, bình quân tăng thêm 1.000 đồng/kg, làm tăng thêm đáng kể chi phí đầu vào của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Hưng (Tiền Giang) chia sẻ trong vòng 10 ngày gần đây, khi vụ thu hoạch Đông Xuân vào rộ, hoạt động xuất khẩu gạo của doanh nghiệp mới thực sự trở nên nhộn nhịp trở lại. Trước đó, do nguồn lúa gạo trong nước khá hạn chế, giá lúa nội địa lại tăng cao, tính cạnh tranh của sản phẩm không cao nên lượng hàng xuất khẩu của doanh nghiệp cũng chỉ đạt khoảng 80% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu gạo: Lo ngại tình trạng ép giá khi vào chính vụ Đông Xuân - Ảnh 1.

Chế biến gạo xuất khẩu tại Xí nghiệp Chế biến lương thực cao cấp Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)

Mặc dù hiện tại xuất khẩu gạo Việt Nam bắt đầu vào "guồng" nhưng lại xuất hiện tình trạng bị đối tác ép giá. Đơn cử như thời điểm tháng 1-2/2018, giá gạo nếp xuất khẩu ở mức 525-530 USD/tấn thì nay vào chính vụ thu hoạch Đông Xuân, giá gạo chỉ còn 480 USD/tấn. Thậm chí, một số đối tác Trung Quốc còn muốn "kéo giá" xuống dưới 460 USD/tấn.

Do vậy, nếu các doanh nghiệp Việt không liên kết mà cạnh tranh, "đấu đá" với nhau thì có nguy cơ mặt bằng giá xuất khẩu sẽ xuống thấp trong thời gian tới, ông Đôn cảnh báo.

Mặt khác, theo các doanh nghiệp, trong thời gian tới, gạo Việt hiện vẫn đang phải cạnh tranh gay gắt với gạo Thái Lan, Pakistan, nhất là ở phân khúc gạo trung bình. Gạo Pakistan đang có giá bán cạnh tranh hơn so với gạo Việt, kèm theo đó nước này lại có lợi thế về vị trí địa lý với một số thị trường truyền thống như châu Phi, Philippines... nên có cước vận chuyển thấp hơn.

Riêng với gạo Thái Lan, dù đồng baht Thái vừa tăng giá khá cao, kéo theo giá gạo tăng cao và khiến cho các nhà xuất khẩu gạo nước này lo lắng không đạt được mục tiêu xuất khẩu trong năm nay. Thế nhưng, theo nhận định của các doanh nghiệp, điều này ít ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam. Ngoại trừ những chính sách tác động trực tiếp đến nguồn cung gạo như việc xả kho khổng lồ của Thái Lan trong những năm qua mới tác động đến tình hình thị trường xuất khẩu gạo thế giới cũng như ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Trên thực tế, mỗi nước xuất khẩu gạo hiện nay có những phân khúc thị trường nhất định. Chẳng hạn, ưu thế của gạo Việt Nam là luôn có gạo mới, chủng loại đa dạng và giá cạnh tranh. Còn gạo Thái Lan có những phân khúc gạo như gạo thơm Homali với giá bán cao ngất ngưởng trên 1.000 USD/tấn thì rất khó có nước nào "chen chân" vào được.

Trong khi đó, một số loại gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng đang có giá bán cao hơn so với Thái Lan và giá lúa gạo nội địa lại tăng cao. Chưa kể, chính sách tiền tệ của Thái Lan cũng thường xuyên thay đổi. Do vậy, dù giá gạo Thái có tăng do đồng Baht tăng giá thì cũng ngành gạo Việt Nam cũng chẳng được hưởng lợi gì nhiều, ông Đôn nhận xét./.

Tin mới

Phá đường dây sản xuất sữa bột giả cho trẻ sơ sinh, bà bầu thu lợi gần 500 tỉ đồng
6 giờ trước
Cơ quan chức năng xác định các bị can đã tiêu thụ sữa giả dành cho phụ nữ có thai, trẻ sinh non… ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỉ đồng
Giá cà phê, hồ tiêu tăng vọt sau chuỗi ngày 'rơi thẳng đứng'
7 giờ trước
Việc hoãn áp thuế 46% trong 90 ngày của Mỹ là động lực giúp giá cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh. Trước đó, thông tin áp thuế khiến giá các mặt hàng này "rơi thẳng đứng" trong nhiều ngày liên tiếp.
VinFast bất ngờ điều chỉnh giá bán nhiều mẫu ô tô điện: VF 6 thấp nhất 694 triệu đồng, thêm nhiều trang bị xịn xò đáng tiền
7 giờ trước
VinFast công bố chính sách giá bán mới cho các dòng ô tô điện, áp dụng từ cuối tháng 4/2025.
Đây là cách OPPO Find N5 phá tan khoảng cách giữa laptop và smartphone
8 giờ trước
Mỏng như smartphone, “mạnh” như laptop - OPPO Find N5 đang mở ra một cách tiếp cận mới cho người dùng hiện đại khi làm việc linh hoạt mọi lúc mọi nơi.
Nếu được vào Mỹ sau đàm phán, loại quả Việt Nam đang trồng nhiều top đầu TG có thể mang về 100 triệu USD
9 giờ trước
Việt Nam đang đề nghị phía Mỹ nhanh chóng xem xét "mở cửa" thị trường cho loại quả đầy tiềm năng này.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.093.380 VNĐ / tấn

169.50 JPY / kg

2.35 %

+ 3.90

Đường

SUGAR

10.232.632 VNĐ / tấn

18.00 UScents / lb

0.66 %

- 0.12

Cacao

COCOA

219.462.944 VNĐ / tấn

8,511.00 USD / mt

5.23 %

+ 423.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

204.658.333 VNĐ / tấn

360.01 UScents / lb

4.91 %

+ 16.86

Gạo

RICE

15.851 VNĐ / tấn

13.51 USD / CWT

2.00 %

+ 0.27

Đậu nành

SOYBEANS

9.880.172 VNĐ / tấn

1,042.80 UScents / bu

1.34 %

+ 13.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.515.824 VNĐ / tấn

299.60 USD / ust

0.57 %

+ 1.70

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ, Indonesia ‘phả hơi nóng’ lên thị trường gạo: Giá gạo Thái Lan xuống mức thấp nhất 11 năm, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng
11 giờ trước
Cung vượt cầu trên thị trường gạo đã kéo giá xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam giảm hơn 30%.
Lào chuẩn bị xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc: Diện tích trồng so với Việt Nam, Thái Lan ra sao?
16 giờ trước
Sau Indonesia, Lào sắp trở thành nhà cung cấp sầu riêng cho Trung Quốc, cạnh tranh với Thái Lan, Việt Nam.
Công ty sản xuất kẹo Kera vội vã tìm "vùng nguyên liệu" sau khi bại lộ
1 ngày trước
Sau khi bị chỉ ra quảng cáo thổi phồng về công dụng, công ty sản xuất kẹo Kera cho Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục mới đi tìm "vùng nguyên liệu".
Không xuất sang Mỹ, 'siêu thực phẩm' của Việt Nam vẫn thu nghìn tỷ nhờ Trung Quốc: Thuế nhập khẩu 0%, bầu Đức trúng đậm khi giá tăng dựng đứng
1 ngày trước
Việt Nam là nhà cung cấp số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc.