Các lô hàng xuất khẩu vào EU đều cho phép ngưỡng phát hiện mức dư lượng (runinit = window.runinit || []).push(function () { //fbClient.init(); fbClient.renderButton(); }); Doanh nghiệp thuỷ sản gặp khó trong việc tiêu thụ hàng hoá trong nước vì quy định không rõ ràng Bạch Huệ 19/06/2019 17:55 Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã ban hành công văn số 55/2019/CV-VASEP gửi ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quy định MRLs dư lượng Enrofloxacin và Ciprofloxaxin trong hàng thuỷ sản tiêu thụ nội địa Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc " Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", các doanh nghiệp thủy sản đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và tiêu thụ hàng thủy sản tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, theo ý kiến từ các doanh nghiệp gửi về, trong quá trình kinh doanh, tiêu thụ hàng thủy sản tại thị trường nội địa các doanh nghiệp đang gặp nhiều vướng mắc. Theo quy định tại Thông tư 10/2016 của Bộ Nông nghiệp, Enrofloxacin và Ciprofloxacin thuộc danh mục "Hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản" nhưng không quy định ngưỡng giới hạn phân tích tối thiểu (MRPL) đối với các chỉ tiêu này. "Quy định không rõ ràng đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc sản xuất và kinh doanh thủy sản tại thị trường nội địa. Hiện nay các lô hàng xuất khẩu vào thị trường EU, một trong những thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt nhất về an toàn thực phẩm, đều cho phép ngưỡng phát hiện mức dư lượng < 100ppb trong khi các kênh bán lẻ tại thị trường nội địa thì không chấp nhận", VASEP cho hay. Theo quy định 37/2010/EC về phân loại các hoạt chất có dược tính và giới hạn dư lượng tối đa cho phép (MRLs) trong các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật của EU ban hành ngày 22/9/2009 cho phép ngưỡng của Enrofloxacin và Ciprofloxacin trong sản phẩm thủy sản là 100ppb. Đồng thời, trong công văn số 79/QLCL-CL1 ngày 12/1/2019 của NAFIQAD thông báo về việc cập nhật qui định của thị trường EU, ngưỡng MRLs của hai chỉ tiêu kháng sinh này trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang EU cũng cho phép ở mức 100ppb. "Việc đẩy mạnh kinh doanh và tiêu thụ thủy sản tại thị trường nội địa là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính ổn định cho ngành thủy sản. Việc áp dụng ngưỡng MRLs tương đương giữa hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa sẽ góp phần thúc đẩy việc tiêu thụ thủy sản tại thị trường nội địa, cải thiện môi trường kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh cho ngành", VASEP nhấn mạnh. Trên cơ sở đó, Hiệp hội VASEP đề nghị Bộ Nông nghiệp xem xét ban hành quy định về ngưỡng giới hạn dư lượng tối đa cho phép (MRLs) đối với Enrofloxacin và Ciprofloxacin trong các sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa ngang bằng với ngưỡng MRLs áp dụng cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 5/2019 xuất khẩu thủy sản đạt 763,4 triệu USD, tăng 20,4% so với tháng 4/2019 và tăng 0,07% so với tháng 5/2018. Tính chung 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thủy sản đạt 3,18 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy có thể thấy, xuất khẩu thủy sản đã có tín hiệu khả quan hơn sau khi giảm trong 3 tháng trước đó. (runinit = window.runinit || []).push(function () { //fbClient.init(); fbClient.renderButton(); }); TỪ KHÓA doanh nghiệp thuỷ sảntiêu thụ trong nướcgặp khónội địavì quy định không rõ ràngxuất khẩutỷ USDVASEPdư lượng EnrofloxacinCiprofloxaxin Xem thêm Vi phạm về khai thác thủy sản phạt đến 1 tỷ đồng VASEP: Đồng NDT mất giá, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc gặp khó EU trả về 17 lô nông, thuỷ sản của Việt Nam
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã ban hành công văn số 55/2019/CV-VASEP gửi ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quy định MRLs dư lượng Enrofloxacin và Ciprofloxaxin trong hàng thuỷ sản tiêu thụ nội địa
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc " Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", các doanh nghiệp thủy sản đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và tiêu thụ hàng thủy sản tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, theo ý kiến từ các doanh nghiệp gửi về, trong quá trình kinh doanh, tiêu thụ hàng thủy sản tại thị trường nội địa các doanh nghiệp đang gặp nhiều vướng mắc.
Theo quy định tại Thông tư 10/2016 của Bộ Nông nghiệp, Enrofloxacin và Ciprofloxacin thuộc danh mục "Hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản" nhưng không quy định ngưỡng giới hạn phân tích tối thiểu (MRPL) đối với các chỉ tiêu này.
"Quy định không rõ ràng đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc sản xuất và kinh doanh thủy sản tại thị trường nội địa. Hiện nay các lô hàng xuất khẩu vào thị trường EU, một trong những thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt nhất về an toàn thực phẩm, đều cho phép ngưỡng phát hiện mức dư lượng < 100ppb trong khi các kênh bán lẻ tại thị trường nội địa thì không chấp nhận", VASEP cho hay.
Theo quy định 37/2010/EC về phân loại các hoạt chất có dược tính và giới hạn dư lượng tối đa cho phép (MRLs) trong các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật của EU ban hành ngày 22/9/2009 cho phép ngưỡng của Enrofloxacin và Ciprofloxacin trong sản phẩm thủy sản là 100ppb.
Đồng thời, trong công văn số 79/QLCL-CL1 ngày 12/1/2019 của NAFIQAD thông báo về việc cập nhật qui định của thị trường EU, ngưỡng MRLs của hai chỉ tiêu kháng sinh này trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang EU cũng cho phép ở mức 100ppb.
"Việc đẩy mạnh kinh doanh và tiêu thụ thủy sản tại thị trường nội địa là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính ổn định cho ngành thủy sản. Việc áp dụng ngưỡng MRLs tương đương giữa hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa sẽ góp phần thúc đẩy việc tiêu thụ thủy sản tại thị trường nội địa, cải thiện môi trường kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh cho ngành", VASEP nhấn mạnh.
Trên cơ sở đó, Hiệp hội VASEP đề nghị Bộ Nông nghiệp xem xét ban hành quy định về ngưỡng giới hạn dư lượng tối đa cho phép (MRLs) đối với Enrofloxacin và Ciprofloxacin trong các sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa ngang bằng với ngưỡng MRLs áp dụng cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 5/2019 xuất khẩu thủy sản đạt 763,4 triệu USD, tăng 20,4% so với tháng 4/2019 và tăng 0,07% so với tháng 5/2018. Tính chung 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thủy sản đạt 3,18 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy có thể thấy, xuất khẩu thủy sản đã có tín hiệu khả quan hơn sau khi giảm trong 3 tháng trước đó.