Xuất khẩu “không cho hết trứng vào một giỏ” ứng phó rủi ro thuế quan

54 phút trước
Các chuyên gia cho rằng, xuất khẩu Việt Nam muốn phát triển bền vững, tránh những rủi ro thì cần quán triệt nguyên tắc “không cho hết trứng vào một giỏ”

Bài học từ quá khứ, hiện tại...

Nhìn lịch sử xuất khẩu cho thấy, hàng Việt xuất ngoại đã gặp không ít rủi ro trong thời gian dài vì tập trung quá nhiều vào một thị trường. Đơn cử như đối với ngành hàng nông sản. Lâu nay, Trung Quốc là thị trường lớn của nông sản Việt nên khi thị trường này "hắt xì, sổ mũi" thì hàng hóa của nước ta điêu đứng. 

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam chia sẻ, nhu cầu nhập khẩu nông, thủy sản phục vụ sản xuất và tiêu dùng của Trung Quốc trong nhiều năm qua rất lớn. Trong khi đó, Việt Nam lại có lợi thế về vị trí địa lý, chung đường biên giới và nông sản phong phú. Đó là lý do xuất khẩu của nước ta lâu nay chủ yếu hướng sang Trung Quốc và đây là thị trường tiêu thụ số 1 của nước ta. Tuy nhiên, thị trường này cũng có nhiều bất ổn về tiêu dùng và thương mại chủ yếu là tiểu ngạch, thậm chí là có những lần tạo rào cản tạm ngừng nhập khẩu khiến hàng hóa của Việt Nam bị ùn ứ, thiệt hại. Nền nông sản Việt xuất khẩu nhiều năm luôn phải đối diện với bấp bênh, rủi ro và chúng ta đang ngày càng đẩy mạnh khai thác thị trường mới để giảm bớt phụ thuộc.

Bên cạnh đó, một câu chuyện điển hình khác về ngành gỗ. Hiện nay, có khoảng 60 - 70% mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam hướng đến thị trường Mỹ, thậm chí ở một số địa phương, tỷ lệ này còn lên tới 80-90%. Cũng chính vì lẽ đó, khi Mỹ áp thuế quan cao có thể khiến ngành này lao đao, doanh nghiệp bế tắc.

Theo các chuyên gia, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm vào Mỹ chiếm tỷ lệ chi phối xấp xỉ 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ vào tất cả các thị trường trên thế giới là một điều không phải không đáng lo. Thực trạng này tiềm ẩn rủi ro cho ngành gỗ Việt khi phụ thuộc quá lớn vào một thị trường duy nhất. "Với những thay đổi thất thường cùng bối cảnh nhiều chính sách biến động khó đoán của Chính phủ Mỹ trong thời gian gần đây và tương lai, ngành gỗ Việt sẽ đối diện với rất nhiều khó khăn", ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam khẳng định.

Xuất khẩu “không cho hết trứng vào một giỏ” ứng phó rủi ro thuế quan - Ảnh 1

Chiến lược xuất khẩu của Việt Nam sẽ hướng đến đa dạng hóa thị trường

"Không cho hết trứng vào một giỏ”

Trong bối cảnh thương mại thế giới đang đối diện với rất nhiều bất ổn và các quốc gia đang ngày càng sử dụng nhiều hàng rào để bảo vệ nền sản xuất trong nước, nhất là thuế quan, các chuyên gia cho rằng, xuất khẩu Việt Nam muốn phát triển bền vững, tránh những rủi ro thì cần quán triệt nguyên tắc “không cho hết trứng vào một giỏ”.

Theo ông Nguyên, mặt hàng rau quả của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với tỷ trọng gần 45%, tuy nhiên từ đầu năm đến nay, xuất sang thị trường này giảm gần 39%. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn cũng đang lên kế hoạch cơ cấu lại sản phẩm và hướng đến chiến lược thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường khác như ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản...

"Doanh nghiệp cần phải chủ động, tích cực hơn nữa trong việc xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường mới và mở rộng thị phần tại các thị trường truyền thống theo hướng đa dạng hóa, tránh lệ thuộc vào một vài thị trường như trước đây. Doanh nghiệp cần đặc biệt lưu tâm đến các hiệp định thương mại - nơi hàng hóa Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan để khai thác và mở rộng thị trường", ông Nguyên nhấn mạnh.

Về câu chuyện này, dưới góc nhìn của nhà quản lý, ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài (Bộ Công thương) cho biết, tình hình thương mại thế giới đang và sẽ phức tạp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu . Chính hoàn cảnh này buộc doanh nghiệp Việt phải đẩy nhanh chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu . 

"Doanh nghiệp cần tập trung tìm kiếm giải pháp để giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ trong trung hạn và dài hạn. Doanh nghiệp có thể hướng sang các thị trường thuận lợi hơn như Canada, Nhật Bản, EU...để hưởng thuế suất ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA); cấp bách tận dụng 17 FTA đã ký kết để tìm kiếm thị trường mới. Bên cạnh đó, có một số thị trường như Trung Đông, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, châu Phi…cũng rất tiềm năng. Hiện Bộ Công thương đang thúc đẩy đàm phán với các nước Mỹ Latinh, Nam Á, Đông Âu, Trung Đông, Pakistan, Ai Cập…để "mở đường" cho hàng Việt xâm nhập", ông Linh phân tích.

Đại diện phía doanh nghiệp, TS.Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV TP. Hà Nội kiến nghị, Chính phủ cần có các chiến lược về thị trường xuất khẩu , định hướng để các ngành hàng tránh phụ thuộc vào một, hay một số thị trường nhất định. Đồng thời cần có chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm thị trường mới và tận dụng tối đa các lợi thế từ các hiệp định thương mại đã ký kết.

"Một trong những "chìa khóa" quan trọng để doanh nghiệp Việt vượt qua khó khăn hiện nay là sự chủ động của chính doanh nghiệp, chủ động đối phó với các thay đổi thuế quan, chủ động nâng cao nội lực, thích nghi bối cảnh thương mại mới và chủ động tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa thị trường", TS.Mạc Quốc Anh khuyến nghị thêm đối với doanh nghiệp.


Tin mới

"Cái giá phải trả" khi tò mò ăn thử món burger mì tôm độc lạ: 50k có phải quá đắt?
4 giờ trước
Sự kết hợp gây tò mò giữa mì gói và burger đang khiến dân mạng rần rần, nhưng liệu hương vị sẽ thế nào?
Ford Everest bản đặc biệt chính thức ra mắt thị trường Việt Nam, giá gần 1,2 tỷ đồng có gì đặc biệt?
3 giờ trước
Phiên bản đặc biệt Ford Everest Sport gây ấn tượng mạnh mẽ với gói trang bị ngoại thất màu đen thể thao cùng logo EVEREST trên nắp capo.
VinFast công bố thông tin quan trọng cho khách hàng mua xe máy điện: Chốt dừng thuê pin từ 1/6, cơ hội cuối mua lại pin với chiết khấu 86%
3 giờ trước
Khách hàng đang sử dụng xe máy điện VinFast sẽ được mua lại pin với mức ưu đãi đến 86% so với giá niêm yết tùy tuổi đời và loại pin.
Thuế quan khiến giá tăng phi mã, một mặt hàng quan trọng của Mỹ chuẩn bị biến mất trên bàn ăn Trung Quốc, thương nhân chia sẻ: Rất khó để chúng tôi tiếp tục sử dụng
2 giờ trước
Loại nguyên liệu từng là ngôi sao của Mỹ sẽ sớm không còn xuất hiện trên bàn ăn tại Trung Quốc do mức giá quá đắt đỏ.
Hợp tác chiến lược cùng Samsung, Thế Giới Di Động mở bán nhiều sản phẩm đặc quyền, giá hấp dẫn
43 phút trước
Việc ký kết hợp tác chiến lược lần này không chỉ khẳng định cam kết đồng hành phát triển bền vững giữa hai thương hiệu mà còn mang đến những lợi ích vượt trội cho người dùng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.005.844 VNĐ / tấn

169.10 JPY / kg

1.02 %

+ 1.70

Đường

SUGAR

10.159.034 VNĐ / tấn

17.78 UScents / lb

0.84 %

- 0.15

Cacao

COCOA

223.068.480 VNĐ / tấn

8,607.00 USD / mt

3.76 %

+ 312.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

209.620.071 VNĐ / tấn

366.87 UScents / lb

2.63 %

- 9.92

Gạo

RICE

15.973 VNĐ / tấn

13.55 USD / CWT

0.44 %

+ 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.799.066 VNĐ / tấn

1,029.00 UScents / bu

0.66 %

- 6.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.582.042 VNĐ / tấn

300.40 USD / ust

0.89 %

- 2.70

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Loại quả phải “giải cứu” nhiều năm, nay giá còn cao hơn sầu riêng
31 phút trước
Từng bị chặt bỏ để trồng sầu riêng nhưng một số nhà vườn cho hay giá bơ hiện nay còn cao hơn cả "vua" trái cây.
Dưa hấu mất mùa, rớt giá, nông dân Quảng Nam 'đứng ngồi không yên'
21 giờ trước
Năng suất thấp cộng với giá rớt thê thảm khiến nông dân thủ phủ dưa hấu ở Quảng Nam lỗ nặng.
Việt Nam sở hữu loại cây lấy hoa quý hiếm trên thế giới, thu về hơn 300 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm
22 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này đã tăng mạnh hơn 102% trong tháng 3.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.