Xuất khẩu sụt giảm mạnh, dầu thô của Nga tưởng an toàn lại đang bị các nước nhập khẩu “quay xe”, kể cả Trung Quốc, Ấn Độ

27/07/2022 08:50
Từng được coi là an toàn trước lệnh trừng phạt khi tìm thấy thị trường tiềm năng hơn ở thị trường châu Á như Trung Quốc hay Ấn Độ thì giờ đây xuất khẩu dầu thô của Nga đã ghi nhận tuần thứ 5 giảm liên tiếp và đã giảm 13% kể từ khi đạt đỉnh vào hồi tháng 6 vừa qua. Việc các tàu chở dầu Nga bị lưu tại cảng cho thấy khối lượng sẽ còn tiếp tục giảm hơn nữa trong tương lai.

Dầu Nga không còn hấp dẫn?

Có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng việc Nga bẻ dòng chảy dầu thô của mình sang thị trường châu Á đang dần gặp trở ngại. Các lô hàng đến thị trường Trung Quốc và Ấn Độ đã giảm gần 30% so với mức đỉnh kể từ sau xung đột giữa Nga và Ukraine bắt đầu vào cuối tháng 2.

Mặc dù còn quá sớm để kết luận rằng việc các gói trừng phạt từ phương Tây và áp lực của Mỹ đối với Trung Quốc và Ấn Độ cũng như những khách hàng tiềm năng khác của Nga sẽ có tác động lâu dài, tuy nhiên đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy các quốc gia châu Á có thể sẽ không thay thế hoàn toàn được vai trò của khách hàng châu Âu đối với Nga. Xu hướng nhập khẩu đang thể hiện điều này rõ ràng nhất.

Giá dầu thô leo thang trong thời gian vừa qua đã thúc đẩy thu nhập từ thuế xuất khẩu của Nga và bù đắp phần nào việc giảm lợi nhuận sau khi bị trừng phạt. Hiện nay mức thu ước tính từ thuế xuất khẩu dầu thô của Nga vẫn đang ở mức hơn 160 triệu USD/tuần. Mặc dù con số này vẫn tăng 25% so với trước khi xung đột xảy ra, tuy nhiên nó lại giảm nếu so sánh với mức cao nhất vào tháng 4 vừa qua.

Xuất khẩu sụt giảm mạnh, dầu thô của Nga tưởng an toàn lại đang bị các nước nhập khẩu “quay xe”, kể cả Trung Quốc, Ấn Độ - Ảnh 1.

Sản lượng dầu thô xuất khẩu của Nga đang suy giảm. Đồ họa: Bloomberg

Mỹ đã đưa ra kế hoạch áp giá trần đối với dầu thô của Nga và đang được thực hiện, tuy nhiên lại vấp phải những trở ngại đáng kể khi những yêu cầu của ông Biden về việc tăng sản lượng dầu từ Saudi Arabia và các đối tác từ OPEC nhận được những phản ứng trái chiều. Bất kì sự tăng sản lượng nào cũng đều phải thông qua Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thay vì đơn phương từ Saudi Arabia. Vai trò của Nga trong tổ chức này đã thể hiện rằng việc tăng sản lượng sẽ chỉ có thể ở mức khiêm tốn.

Chỉ có một viễn cảnh có thể làm giảm nguồn thu từ dầu của Nga, đó là nhu cầu dầu trên toàn cầu giảm xuống. Tuy nhiên, các cơ quan dự báo lớn nói rằng họ chưa nhìn thấy xu hướng giảm.

Theo dữ liệu theo dõi các tàu chở dầu do Bloomberg giám sát, mức xuất khẩu trung bình trong 4 tuần cho thấy dòng chảy qua đường biển của Nga đang có xu hướng giảm kể từ giữa tháng 6. Sản lượng đã giảm xuống còn 3,24 triệu thùng/ngày trong giai đoạn tính đến ngày 15/7, giảm 467.000 thùng/ngày, tương đương với 13%.

Các quốc gia châu Á chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ đang tiêu thụ hơn một nửa tổng lượng dầu thô được vận chuyển từ Nga. Dòng chảy sang châu Á đã chiếm từ 55% đến 56% tổng kim ngạch xuất khẩu đường biển của Nga trong sáu tuần qua. Con số đó bao gồm khối lượng tàu chở dầu đi từ các cảng Baltic và Biển Đen đến Kênh đào Suez và mức giảm lên đến 63% từ mức cao nhất trong 4 tuần tính đến ngày 15 tháng 4.

Xuất khẩu sụt giảm mạnh, dầu thô của Nga tưởng an toàn lại đang bị các nước nhập khẩu “quay xe”, kể cả Trung Quốc, Ấn Độ - Ảnh 2.

Các nước châu Á đang giảm mua dầu Nga. Đồ họa: Bloomberg

Trong 4 tuần gần đây nhất, các lô hàng đến Trung Quốc đạt trung bình 784.000 thùng/ngày, con số này đối với thị trường Ấn Độ là 679.000 thùng/ngày. Các chuyến hàng đến các nước châu Á ngoài Trung Quốc và Ấn Độ hầu như đã cạn kiệt, chỉ có những chuyến hàng hiếm đến Nhật Bản và Hàn Quốc từ các nhà ga ở Thái Bình Dương.

Đà giảm chưa có dấu hiệu dừng

Dựa trên các điểm đến hiện tại, có thể nói dòng chảy trung bình của dầu thô Nga đến châu Á trong 4 tuần tính đến ngày 15 tháng 7 là thấp nhất trong vòng 15 tuần trở lại đây.

Khối lượng vận chuyển từ Nga đến Bắc Âu đã tăng trở lại trong những tuần gần đây. Hầu hết trong số đó được đưa vào các bể chứa tại Rotterdam ở Hà Lan, với một lượng nhỏ được chuyển đến Ba Lan và Phần Lan. Dòng chảy trung bình trong 4 tuần tính đến ngày 15 tháng 7 chỉ đạt mức 450.000 thùng/ngày.

Các chuyến hàng dầu thô của Nga đến Địa Trung Hải trung bình trong 4 tuần đã tăng vọt sau xung đột với Ukraine nhưng đã giảm dần kể từ khi đạt đỉnh vào giữa tháng 6. Trong khoảng thời gian đến ngày 15 tháng 7, các chuyến dầu ở mức thấp nhất trong 13 tuần do lượng hàng đến các cảng của Ý giảm.

Nhà máy lọc dầu ISAB của Lukoil trên đảo Sicily của Ý vẫn là nhà mua dầu thô Nga chủ chốt, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tăng cường mua dầu của Nga. Sau một loạt các chuyến hàng vào giữa tháng 4, dòng chảy đến cảng Trieste của Ý đã chậm lại với tần suất chỉ khoảng 1 lần/tuần.

Các lô hàng dầu thô kết hợp đi đến Bulgari và Romania đã giảm 40% kể từ giữa tháng 6 trên cơ sở trung bình trong 4 tuần, đạt mức trung bình 230.000 thùng/ngày trong tuần tính đến ngày 15/7.

Dầu thô tồn kho từ các cảng ở Nga đã tăng cao hơn so với tuần trước, tăng 73.000 thùng/ngày, tưởng đương với mức 2% lên mức 3,19 triệu thùng/ngày tính đến ngày 15/7.

Theo dữ liệu theo dõi tàu và báo cáo từ các cảng, tổng cộng có 31 tàu chở 22,3 triệu thùng dầu từ các cảng của Nga trong tuần tính đến ngày 15/7, mức thấp hơn so với trước đây. Các tàu chở hàng từ các cảng Baltic tại Primorsk và Ust-Luga cũng đều ghi nhận mức giảm. Khối lượng tàu chở dầu tại các bến Baltic và các điểm đến ở Bắc Âu giảm trở lại mức thấp nhất kể từ tháng 3, với nhiều dầu thô hơn hướng đến Địa Trung Hải. Dòng chảy từ Baltic đến châu Á chỉ duy trì ở mức hơn 625.000 thùng/ngày trong tuần vừa qua, nhưng khối lượng trên các tàu vẫn chưa cho thấy rằng liệu khối lượng sẽ tăng lên.

Tham khảo: Bloomberg, ET, Business Insider

https://cafef.vn/xuat-khau-sut-giam-manh-dau-tho-cua-nga-tuong-an-toan-lai-dang-bi-cac-nuoc-nhap-khau-quay-xe-ke-ca-trung-quoc-an-do-20220726145636165.chn

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
4 phút trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
36 phút trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
2 phút trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
2 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
2 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.894.327 VNĐ / thùng

74.54 USD / bbl

0.42 %

+ 0.31

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.789.527 VNĐ / thùng

70.42 USD / bbl

0.46 %

+ 0.32

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.360.552 VNĐ / m3

3.43 USD / mmbtu

2.67 %

+ 0.09

Than đá

COAL

3.595.826 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Đã tìm ra smartphone ‘chân ái’ cho người chơi ‘hệ thích di chuyển’
5 giờ trước
Nếu bạn là người đam mê du lịch, thích khám phá những vùng đất mới và lưu giữ những khoảnh khắc đáng giá, OPPO Find X8 Series chính là lựa chọn lý tưởng.
Xăng RON 95 về sát 20.500 đồng/lít
6 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (21/11), giá xăng trong nước giảm từ 80 - 110 đồng/lít.
Giá xăng dầu hôm nay 21/11: Giá xăng dầu đồng loạt giảm phiên thứ 2 liên tiếp
18 giờ trước
Đúng như dự đoán của giới chuyên gia và doanh nghiệp, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày 21/11 tiếp tục suy giảm theo đà suy giảm của giá xăng dầu thế giới.
Chán nản với các quốc gia thành viên, thủ lĩnh của OPEC+ dễ đưa ra một 'đòn trừng phạt' khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu rúng động, Nga 'toát mồ hôi hột'
23 giờ trước
Quyết định này nếu được đưa ra có thể đẩy giá dầu về mức 50 USD/thùng.