Xuất khẩu than, dầu thô và khí gas của Nga bắt đầu sụt giảm

16/03/2022 07:23
Xuất khẩu dầu thô, than và khí gas của Nga bắt đầu có dấu hiệu chậm lại, và dự kiến sẽ còn giảm hơn nữa kể từ tháng 4, khi khách hàng phương Tây xa lánh hàng hóa Nga.

Cuộc xung đột với nước láng giềng Ukraine đã khiến nhiều công ty phương Tây rút khỏi các khoản đầu tư của họ ở Nga và thu hẹp quy mô hoặc ngừng mua các mặt hàng năng lượng Nga – vốn là trụ cột của nền kinh tế nước này.

Trong khi các chính phủ phương Tây không trực tiếp trừng phạt các mặt hàng năng lượng, nhiều công ty vẫn đang tiếp tục từ bỏ việc mua hàng từ Nga do lo ngại sự phản đối của công chúng và khó khăn trong việc đảm bảo tài chính, bảo hiểm và sự miễn cưỡng của các chủ tàu khi bốc xếp hàng từ các cảng của Nga.

Hiện tượng này dự kiến ​sẽ ảnh hưởng phần lớn đến xuất khẩu của Nga từ tháng 4, vì hầu hết hàng hóa trong tháng 3 đã được sắp xếp trước khi Nga thực hiện "chiến dịch đặc biệt" ở Ukraine vào ngày 24 tháng 2.

Xuất khẩu than, dầu thô và khí gas của Nga bắt đầu sụt giảm - Ảnh 1.

Xuất khẩu năng lượng của Nga bắt đầu sụt giảm.

Than đá bị ảnh hưởng nặng nề nhất

Hiện đã xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy xuất khẩu từ Nga trở nên trì trệ, với mặt hàng than bị ảnh hưởng nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Theo dữ liệu của Refinitiv, xuất khẩu than của Nga đến châu Âu đạt 1,16 triệu tấn trong hai tuần đầu tháng 3 – chỉ bao gồm các tàu đã ra khơi hoặc đang trong quá trình bốc xếp hàng.

Trong tháng 2/2022, xuất khẩu than của Nga sang châu Âu là 3,37 triệu tấn, còn tháng 1/2022 là 3,88 triệu tấn.

Xuất khẩu than của Nga sang châu Á cũng đang có xu hướng sụt giảm mạnh trong tháng 3. Dữ liệu của Refinitiv cho biết chỉ có 1,84 triệu tấn được vận chuyển trong hai tuần đầu tiên và hiện không có chút than nào đang được bốc xếp để chuyển tới khu vực châu Á.

Nga đã xuất khẩu 6,16 triệu tấn than sang châu Á trong tháng 2 và 4,88 triệu vào tháng 1, trong đó Trung Quốc là khách hàng lớn nhất, theo Refinitiv.

Có thể sẽ có nhiều tàu bốc xếp hàng hóa tại các cảng Nga vào cuối tháng 3 để chuyển tới châu Âu và châu Á, nhưng dữ liệu của Refinitiv hiện chỉ cho thấy khả năng có 2,4 triệu tấn xuất khẩu từ nay đến cuối tháng 3 cho tất cả các điểm đến.

Xuất khẩu dầu thô sang châu Âu giảm mạnh, châu Á vững

Khác với than, xuất khẩu dầu thô của Nga trong tháng 3 nhìn chung vẫn được giữ vững, nhất là sang Châu Á.

Với tốc độ như hiện tại, ước tính Nga sẽ xuất khẩu khoảng 33,89 triệu thùng dầu thô cho các khách hàng châu Á trong tháng 3, so với mức 30,02 triệu trong tháng 2 và thấp hơn một chút so với 36,24 triệu của tháng 1, theo dữ liệu của Refinitiv.

Tuy nhiên, xuất khẩu dầu thô sang châu Âu có dấu hiệu sụt giảm, ước khoảng 28,72 triệu thùng trong tháng 3, giảm so với 69,23 triệu trong tháng 2 và 72,66 triệu trong tháng 1.

Mặc dù số liệu của tháng 3 có thể sẽ được điều chỉnh tăng vào cuối tháng, nhưng tình trạng giao hàng trong 2 tuần tới sẽ phải thay đổi rất lớn so với hiện tại mới có thể kéo xuất khẩu của cả tháng tăng lên.

Sang tháng 4, các biện pháp trừng phạt Nga của châu Âu sẽ trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, các thông tin cho biết dầu thô của Nga đã không thể tìm được người mua, dù với mức chiết khấu cao kỷ lục – thấp hơn 30 USD/thùng so với dầu Brent hợp đồng tham chiếu.

Xuất khẩu khí gas bị ảnh hưởng

Cũng có những dấu hiệu cho thấy người mua đang bắt đầu xa lánh khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, với chỉ 447.000 tấn nhiên liệu siêu lạnh rời các cảng của Nga để chuyến tới khách hàng châu Á trong tháng 3, và dữ liệu của Refinitiv cho thấy không có thêm tàu chở LNG nào đang chờ bốc hàng.

Nga đã vận chuyển 933.000 tấn LNG đến châu Á trong tháng 2 và 1,15 triệu tấn vào tháng 1, trong đó Nhật Bản là thị trường mua nhiều nhất.

Theo Refinitiv, xuất khẩu LNG đến của Nga đến châu Âu từ Nga tính từ đầu tháng 3 tới thời điểm hiện tại là 623.000 tấn, song không có thêm tàu nào đang chờ bốc hàng mới. Con số đó giảm so với 1,32 triệu tấn của tháng 2 và 1,53 triệu tấn của tháng 1.

Nhìn chung, có vẻ như các khách hàng đang rút lui khỏi các mặt hàng năng lượng vận chuyển bằng đường biển của Nga, và tình trạng hiện tại dự kiến sẽ còn kéo dài ít nhất cho đến tháng 4, và nếu tình hình tốt lên thì vẫn mất một thời gian độ trễ nữa để hàng hóa được bốc xếp trước khi chuyển đi.

Câu hỏi lúc này đối với các thị trường hàng hóa thế giới là cách xử lý của khách hàng trong trường hợp giá năng lượng của Nga giảm mạnh? Và ‘chìa khóa’ sẽ nằm ở khả năng điều chỉnh lại ‘dòng chảy’ thương mại từ Nga của những người vẫn chuẩn bị sẵn sàng cho việc mua hàng hóa Nga.

Than có thể là một trường hợp kịch tính nhất, bởi mặt hàng này có vẻ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi xung đột Nga – Ukraine mới xảy ra.

Giá than nhiều kỳ hạn tương lai tại Newcastle (Australia) đã tăng từ 239,30 USD/tấn trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, hôm 24 tháng 2, lên mức cao nhất mọi thời đại là 440 USD vào ngày 2 tháng 3, và kể từ đó chỉ giảm xuống 361,75 USD, tương đương tăng 51% kể từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine.

Giá dầu Brent kỳ hạn tương lai tính từ khi bắt đầu cuộc xung đột đến nay đã tăng 8,4%, mặc dù có thời điểm tăng đến 32% - vẫn thấp hơn mức tăng giá than nhiệt. Điều đó có thể phản ánh việc hàng hóa của Nga vẫn đang được giao đi, nhưng mọi thứ có thể hoàn toàn khác kể từ tháng 4.

Tham khảo: Refinitiv

https://cafef.vn/xuat-khau-than-dau-tho-va-khi-gas-cua-nga-bat-dau-sut-giam-20220315232901321.chn

Tin mới

Xe Trung Quốc lại "đổ bộ", giá không rẻ
5 giờ trước
Tuần qua, hãng xe MG (Trung Quốc) mở bán mẫu xe đa dụng G50. Giới chạy xe dịch vụ khá quan tâm mẫu xe này vì hy vọng có mức giá phù hợp nhưng thực tế ngược lại.
Khách Nhật khen nức 1 món bún Việt Nam, chấm điểm cao nhất rồi kêu gọi đồng hương làm 1 điều
5 giờ trước
Sau khi ăn thử món bún này của Việt Nam, khách Nhật khen nức nở và chấm điểm cao nhất trong số 3 món được ăn thử ngày hôm đó.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép mạ Việt Nam
6 giờ trước
Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á... và loạt doanh nghiệp thép mạ lớn tại Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
Giá vàng quay đầu lao dốc, nhà đầu tư nên mua hay bán?
6 giờ trước
Đang từ đỉnh cao lịch sử, giá vàng quay đầu giảm sâu, chuyên gia đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư đang băn khoăn nên mua hay bán?
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
6 giờ trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.697.576 VNĐ / tấn

181.40 JPY / kg

2.21 %

- 4.10

Đường

SUGAR

10.718.142 VNĐ / tấn

18.84 UScents / lb

1.41 %

- 0.27

Cacao

COCOA

219.652.409 VNĐ / tấn

8,512.00 USD / mt

8.38 %

- 779.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

208.577.094 VNĐ / tấn

366.63 UScents / lb

5.10 %

- 19.70

Gạo

RICE

15.393 VNĐ / tấn

13.11 USD / CWT

0.27 %

+ 0.04

Đậu nành

SOYBEANS

9.263.643 VNĐ / tấn

977.00 UScents / bu

3.41 %

- 34.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.052.830 VNĐ / tấn

283.10 USD / ust

1.70 %

- 4.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê, hồ tiêu 'rơi thẳng đứng' vì Mỹ áp thuế ồ ạt
7 giờ trước
Hôm nay (5/4), giá cà phê ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay, giá tiêu cũng có mức giảm kỷ lục từ 6.000 - 6.500 đồng/kg so với hôm qua.
Lào, Campuchia đua nhau chốt đơn một mặt hàng của Việt Nam: Xuất khẩu tăng hơn 600%, nước ta tiêu thụ hàng chục triệu tấn mỗi năm
7 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này sang Lào đã tăng đến 676% về kim ngạch trong 2 tháng.
‘Huyền thoại xe ga’ của Ý ra mắt phiên bản mới: thiết kế sang trọng, động cơ 278cc mạnh mẽ, cạnh tranh trực tiếp với Honda SH 350i
7 giờ trước
Mẫu xe ga này được lắp ráp tại Việt Nam với giá bán từ 152 triệu đồng.
Giá cà phê hôm nay 5/4: Giảm mạnh ở cả trong nước và trên thế giới
1 ngày trước
Giá cà phê hôm nay 5/4 ghi nhận xu hướng giảm mạnh ở cả thị trường trong nước và trên thế giới, giá nội địa giao dịch cao nhất ở mức 131.200 đồng/kg.