Xuất khẩu trên đà hồi phục

04/05/2020 12:05
Một số doanh nghiệp bắt đầu có đơn hàng sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn trong khi số còn lại cố gắng cầm cự chờ cơ hội phục hồi.

Theo Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2020 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt gần 83 tỉ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu ước tính khoảng 3 tỉ USD. Số liệu cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19 tuy bị ảnh hưởng lớn song vẫn còn nhiều tiềm năng.

Tăng trưởng tốt trở lại

Riêng ngành nông nghiệp, 4 tháng đầu năm giá trị xuất khẩu ước đạt 11,9 tỉ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ 2019, nhưng ghi nhận xuất siêu 2,8 tỉ USD. Một số mặt hàng duy trì được đà tăng như: gỗ và sản phẩm gỗ tăng 3,5%; cà phê tăng 1,5%; hạt điều tăng 4,2%; rau tăng 5%; mây, tre, cói thảm tăng 11,8%.

Ông Nguyễn Quang Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ (tỉnh Long An) - doanh nghiệp (DN) chuyên xuất khẩu nếp, cho hay từ ngày 24-4, mặt hàng này được phép xuất khẩu tự do theo nhu cầu. Ngày 26-4, chuyến hàng đầu tiên của DN đã xuất phát và sớm nhất là 5-5, khách hàng nhận được sản phẩm. 

"Do Việt Nam tạm ngưng xuất khẩu gạo (trong đó có nếp) một tháng nên tại các thị trường tiêu thụ như Trung Quốc, Philippines, Malaysia bị khan hiếm tạm thời. Một số khách hàng chấp nhận giá nếp 650 USD/tấn với điều kiện giao trong tháng 5, tăng khoảng 90 USD/tấn so với trước. Do vậy, các DN đang tranh thủ xuất khẩu nếp, chấp nhận cước vận chuyển cao để kịp giao hàng. Giá nếp xuất khẩu tăng kéo theo giá thu mua nếp của nông dân lên 14.000 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với tháng 3" - ông Hòa thông tin.

Xuất khẩu trên đà hồi phục - Ảnh 1.

Xuất khẩu hạt điều giữ đà tăng trong bối cảnh dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn Ảnh: NGỌC ÁNH

Ông Phan Minh Thông, Tổng giám đốc Công ty CP Phúc Sinh, cho hay 2 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là cà phê và hồ tiêu vẫn đạt mức tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm 2019. Đối với ngành cà phê, dịch Covid-19 khiến sản lượng tiêu thụ ở kênh chuỗi cà phê, nhà hàng, khách sạn… sụt giảm nghiêm trọng nhưng bù lại, sản lượng của các nhà nhập khẩu phân phối ở kênh siêu thị, bán hàng online tăng cao đột biến. "Cà phê là nhu yếu phẩm với nhiều người nên tại siêu thị ở nhiều nước, khách hàng "vơ vét" mặt hàng này và chúng tôi phải tăng ca để lấp đầy các kệ hàng. Ngoài nỗ lực của DN, điều quan trọng là Chính phủ có sự phối hợp nhịp nhàng trong chống dịch nên hàng hóa vẫn lưu thông tốt, cảng biển hoạt động bình thường giúp DN duy trì hoạt động" - ông Thông nhìn nhận.

Ông Ong Hàng Văn, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Trường Giang (tỉnh Đồng Tháp), vui mừng báo tin đơn hàng xuất khẩu trong tháng 4 tăng khoảng 1,5 lần so với 3 tháng đầu năm. Thủy sản xuất khẩu đi Mỹ vẫn thuận lợi, kể cả trong giai đoạn dịch bệnh. Ngay cả Trung Quốc vốn là thị trường chính của cá tra Việt Nam, đã gặp khó khăn trong quý I do dịch bệnh, nay cũng đã tốt hơn. Tuy nhiên, theo ông Văn, giá xuất khẩu thủy sản đang giảm do phía đối tác ép giá. "Dù tranh thủ xuất khẩu trở lại nhưng DN cũng không nên ham xuất ồ ạt, đợi tới tháng 6 có thể giá sẽ cao hơn. Nói chung là DN cần tỉnh táo" - ông nói thêm.

Tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình

Dệt may là một trong những ngành gặp khó nhất trong đại dịch Covid-19 khi đơn hàng tại thị trường châu Âu (EU) và Mỹ bị đình trệ, tiêu thụ trong nước rất chậm bởi người dân chỉ tập trung mua đồ thiết yếu thay vì sắm quần áo, giày dép… Ông Phạm Văn Việt - Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM, Tổng Giám đốc Công ty Viet Thang Jeans - cho biết các khách hàng ở thị trường nhập khẩu chủ lực tạm ngưng, đồng nghĩa 60%-70% đơn hàng bị ảnh hưởng, DN trông chờ vào thị trường còn lại là Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN nhưng cũng không đáng kể. Để giữ chân người lao động, khoảng 50% DN dệt may trong hội chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ lao động. Các đơn hàng khẩu trang chủ yếu tạo công việc cho công nhân trong ngắn hạn nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn này.

"Hiện chưa có thị trường nhập khẩu nào của ngành dệt may trong tình trạng kiểm soát được dịch bệnh. Chúng tôi đang kỳ vọng thị trường EU, Mỹ… sẽ hồi phục vào cuối tháng 9 hoặc cuối năm; riêng thị trường Nhật Bản sẽ kiểm soát được tình hình dịch bệnh vào tháng 7. Đó cũng là thời điểm các DN trong ngành quay trở lại với hoạt động sản xuất chủ lực của mình" - ông Phạm Văn Việt nhìn nhận và cho biết thêm: Để chuẩn bị cho giai đoạn hậu dịch, từ tháng 4-2020, Viet Thang Jeans đã bắt đầu tái cấu trúc, đánh giá lại toàn bộ quá trình hoạt động, tính hiệu quả công việc…

Theo đại diện Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, để khắc phục khó khăn chung do dịch bệnh, các DN ngành giấy đã tranh thủ bảo trì máy móc, chuyển đổi mô hình, khai thác các khách hàng mới, tận dụng thời cơ Trung Quốc khan hiếm nguyên liệu để xuất khẩu hàng tồn kho… "Chúng tôi kiến nghị chính sách hỗ trợ cần linh hoạt hơn để DN có thể tiếp cận nguồn vốn, duy trì sản xuất - kinh doanh, vực dậy nền kinh tế. Việc giữ nhóm nợ rất quan trọng với DN, nhất là giai đoạn này, vì thế các ngân hàng cần áp dụng sát các chỉ thị của Thủ tướng, thông tư của Ngân hàng Nhà nước nhằm bảo đảm quyền lợi của DN. Áp dụng các chính sách hỗ trợ với các nhóm nợ và bổ sung thêm khoản vay bằng USD bên cạnh VNĐ" - đại diện hiệp hội này nêu ý kiến.

Theo dõi diễn biến sau dịch

Ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội DN TP HCM, cho rằng sản xuất - kinh doanh trong nước lẫn thế giới đều đang đi xuống, cần thời gian để phục hồi. Tự thân từng DN phải nỗ lực cầm cự, vượt qua giai đoạn này, đồng thời chuẩn bị tinh thần để hồi phục sau dịch. Khả năng sau khi dịch kết thúc, thị trường sẽ có biến động đối với từng mặt hàng, DN cần chủ động theo dõi diễn biến thị trường để có thể nắm bắt cơ hội làm ăn. Đại đa số DN đang hoạt động trên thị trường có quy mô nhỏ và vừa, đang mất sức sau mấy tháng chống chọi dịch bệnh nên rất mong sớm được hỗ trợ giãn và giảm tiền thuê đất cho DN có thuê đất nông nghiệp. Ngoài ra, gia hạn nộp thuế, BHXH, hỗ trợ một phần ngân sách để DN trả lương cho người lao động, duy trì sản xuất; giãn nợ cho DN có nợ tại các ngân hàng. "DN mừng vì Chính phủ đã kịp thời ban hành chính sách, cần nhất bây giờ là chính sách được triển khai nhanh ngày nào sẽ "giải cứu" DN sớm ngày đó" - ông Xuân Vũ nói.

T.Nhân

Tin mới

2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
4 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
Lý do SUV hình hộp dù thịnh hành nhưng có thể sớm lụi tàn
3 giờ trước
Những mẫu SUV hiện đại sở hữu kiểu dáng hình hộp đang trở thành xu hướng nhưng tương lai của thiết kế này bị đe dọa bởi những quy định về an toàn.
iPhone "giá rẻ” sắp lộ diện
2 giờ trước
Apple có thể sớm lật đổ thị trường smartphone tầm trung với iPhone SE 4, dự kiến ra mắt vào cuối quý 1 năm 2025.
Chưa đến Tết, pháo hoa đã bán ngập 'chợ mạng'
29 phút trước
Còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng các loại pháo hoa đã được rao bán đầy "chợ mạng".
Hàng hiếm Hummer H3 sau 20 năm vẫn có giá ngang Santa Fe ‘đập hộp’: Đã độ màn hình, âm thanh hơn 100 triệu
29 phút trước
Phần nội thất của chiếc Hummer H3 sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên với một mẫu xe đã gần 20 năm tuổi.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.971.408 VNĐ / tấn

21.36 UScents / lb

0.09 %

- 0.02

Cacao

COCOA

230.958.870 VNĐ / tấn

9,085.00 USD / mt

5.21 %

+ 450.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.589.338 VNĐ / tấn

302.59 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Gạo

RICE

17.478 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.186.857 VNĐ / tấn

983.50 UScents / bu

0.59 %

+ 5.75

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.168.693 VNĐ / tấn

291.50 USD / ust

0.73 %

+ 2.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
2 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
17 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
Trung Quốc nhập hàng nghìn tấn 'vàng trên cây' của Việt Nam: diện tích trồng gấp 14 lần, có bao nhiêu mua bấy nhiêu
18 giờ trước
Trung Quốc là nhà xuất khẩu số 1 thế giới nhưng vẫn mua mặt hàng này từ Việt Nam.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
21 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?