Xuất khẩu Việt Nam phục hồi, cán cân thương mại đạt mức cao nhất trong nhiều tháng

04/03/2023 18:14
Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa tháng 2 trở lại chiều tích cực kể từ tháng 10/2022, đồng thời tăng 9,8% so với tháng trước.

Trong báo cáo kinh tế Việt Nam tháng 2/2023, do ông Brian Lê Shun Rong, Chuyên gia nghiên cứu Kinh tế vĩ mô, và ông Chua Hak Bin, Kinh tế trưởng của Tập đoàn Maybank Investment Banking, công bố chỉ ra rằng với sự gia tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu trong tháng 2, cán cân thương mại hàng hóa đã tăng lên 2,3 tỷ USD (so với 656 triệu USD trong tháng 1), đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2022.

Hai chuyên gia vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức 6,3%. Theo đó ước tính mức tăng trưởng GDP trong quý 1 2023 (được công bố vào ngày 29/3) rơi vào khoảng 4,8% (so với 5,9% trong quý 2/2022), với sự suy giảm sản xuất do xuất khẩu sụt giảm trong khi các dịch vụ phục vụ trực tiếp vẫn được hỗ trợ bởi doanh thu bán lẻ ổn định và lượng khách du lịch phục hồi.

Xuất khẩu được hỗ trợ nhờ nối lại sản xuất sau Tết và hưởng lợi từ mức so sánh thấp

Xuất khẩu hàng hóa tăng do các nhà máy nối lại hoạt động sản xuất sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tháng này số ngày làm việc nhiều hơn so với tháng 2/2022 do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm ngoái từ 29/1 đến 6/2.

Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa tháng 2/2023 (+11% so với -25,9% trong tháng 1) trở lại chiều tích cực kể từ tháng 10/2022, đồng thời tăng +9,8% so với tháng trước. Tính chung cả tháng 1 và 2 (giảm độ lệch do kỳ nghỉ lễ dài hạn), xuất khẩu hàng hóa đã giảm 10,4%, cho thấy nhu cầu toàn cầu vẫn yếu. Chỉ số PMI lần đầu tiên trên 50 (cho thấy sự mở rộng) vào tháng 1 sau ba tháng, cho thấy nhu cầu bên ngoài đã ổn định.

Xuất khẩu theo sản phẩm, sự phục hồi xuất khẩu trong tháng 2 được đóng góp chủ yếu nhờ điện thoại và linh kiện (+14,7% so với +2,1% trong tháng 1; tính chung tháng 1 và 2 là +7,6%) và máy móc, thiết bị, công cụ và dụng cụ (+26,6% so với -22,5% trong tháng 1; tháng 1 & 2: -1,6%).

Xuất khẩu theo quốc gia, ước tính sơ bộ cho thấy xuất khẩu sang tất cả các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng dương trong tháng 2, dẫn đầu là EU (+28,7% so với -25,1% trong tháng 1), Nhật Bản (+24,5% so với -24,3% trong tháng 1) và Trung Quốc (+9,9% so với -0,8% trong tháng 1). Trong cả tháng 1 và tháng 2, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu duy nhất ghi nhận sự tăng trưởng (+4,6%) nhờ chính sách mở cửa trở lại. Các thị trường lớn khác đều sụt giảm gồm Mỹ (-20,8%), ASEAN (-8,6%), Hàn Quốc (-5,8%), Nhật Bản (-4,9%) và EU (-4,3%).

Với sự gia tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, cán cân thương mại hàng hóa đã tăng lên +2,3 tỷ USD (so với +656 triệu USD trong tháng 1), mức cao nhất kể từ tháng 10/2022.

Doanh thu bán lẻ giảm do nhu cầu Tết kết thúc; Du khách Trung Quốc tăng mạnh

Doanh thu bán lẻ danh nghĩa (+13,2% so với +20% trong tháng 1) giảm trong tháng 2 do nhu cầu Tết đã kết thúc, giảm -6% so với tháng trước. Đối với 2 tháng đầu năm cộng lại, doanh thu bán lẻ tăng +13%. Tăng trưởng doanh thu bán lẻ thực tế ở mức vừa phải +9,2% trong tháng 2 so với +15,8% trong tháng 1. Doanh thu bán lẻ được hỗ trợ bởi doanh thu du lịch (+94,7% so với +113,4% trong tháng 1), dịch vụ lưu trú và ăn uống (+27,3% so với +37,3% trong tháng 1) và hàng hóa (+10,5% so với +18,2% trong tháng 1). Doanh thu bán lẻ có thể sẽ giảm hơn nữa trong vài tháng tới do xu hướng mở cửa trở lại bị lấn át bởi chi phí sinh hoạt leo thang, chính sách tiền tệ thắt chặt và những hiệu ứng tài sản/tâm lý có thể có từ cuộc khủng hoảng thanh khoản bất động sản.

Lượng khách nước ngoài tăng +7,1% so với tháng trước lên 933.000 lượt, tương đương 46,8% so với mức đỉnh trước đại dịch vào tháng 1/2020. Tăng trưởng được dẫn dắt bởi Trung Quốc (+246,6%), Đài Loan (+87,7%) và Hàn Quốc (+ 16,4%). Khách du lịch Trung Quốc đạt 8,5% của mức T1/2020 (so với 2,5% trong tháng 1) khi các hãng hàng không Việt Nam nối lại các chuyến bay đến Trung Quốc sau khi các hạn chế biên giới được nới lỏng vào ngày 8/1.

Đầu tư công tăng nhưng FDI duy trì tương đối thấp. Tính chung 2 tháng đầu năm, vốn đầu tư công thực hiện từ ngân sách nhà nước tăng +18,3% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu ở Bộ Giao thông vận tải (+91,7%). Các bộ và địa phương của chính phủ đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng công cộng như đường cao tốc mới để hỗ trợ nền kinh tế và duy trì sức hấp dẫn của nó như một điểm đến cho vốn đầu tư nước ngoài.

Lạm phát toàn phần giảm do chi phí thực phẩm giảm tốc. Hai chuyên gia kinh tế dự báo lạm phát toàn phần cho cả năm ở mức +4,3%. Mức tăng +4,9% trong tháng 1 có thể là mức cao nhất của năm nay. Việc nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng sụt giảm sẽ trở thành lực cản đối với lạm phát. Tuy nhiên, "chúng tôi cho rằng lạm phát sẽ vẫn ở mức cao, do các yếu tố chi phí đẩy như giá điện bán lẻ có khả năng tăng, mức lương tối thiểu sắp tăng +20,8% từ tháng 7 và chi phí năng lượng có thể tăng trở lại khi giá dầu toàn cầu phục hồi cùng với sự mở cửa trở lại của Trung Quốc", báo cáo nêu.

Tin mới

Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
9 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
8 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
4 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
5 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
6 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.858.338 VNĐ / thùng

72.49 USD / bbl

3.28 %

- 2.46

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.774.692 VNĐ / thùng

69.23 USD / bbl

3.46 %

- 2.48

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.799.649 VNĐ / m3

4.03 USD / mmbtu

0.60 %

- 0.02

Than đá

COAL

2.589.108 VNĐ / tấn

101.00 USD / mt

1.61 %

- 1.65

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
7 giờ trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.
Samsung ra mắt thế hệ AI TV 2025: Điều khiển không cần remote, thiết kế hình nền bằng AI
1 ngày trước
Samsung tiếp tục nâng cấp mạnh mẽ các tính năng về AI với mục tiêu biến TV thành trung tâm điều khiển ngôi nhà trong thế hệ AI TV 2025.
Giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
1 ngày trước
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Quyết định số 07 quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Rời xa khí đốt Nga, châu Âu gặp bão tố: Cần lượng LNG khổng lồ để ‘chạy KPI’, phải mua với giá 'cắt cổ' để tranh giành với châu Á
1 ngày trước
Các địa điểm lưu trữ khí đốt trên khắp EU phải đạt tỷ lệ lấp đầy 90% vào ngày 1/11 khiến châu Âu đang rơi vào tình trạng ‘mất ăn mất ngủ’.