Xuất nhập khẩu lập kỷ lục, mặt hàng nào sẽ có tiềm năng tăng trưởng trong năm 2022?

15/12/2021 17:05
Xuất khẩu đang tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng tốt trong quý 4/2021 và năm 2022 nhờ nhu cầu quốc tế hồi phục mạnh. Do đó, xuất khẩu sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế Việt Nam vào năm 2022 và sẽ tạo ra nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan về tình hình xuất nhập khẩu cho biết, trong tháng 11 cả nước xuất siêu 1,27 tỷ USD. Theo đó, luỹ kế 11 tháng năm 2021, Việt Nam xuất siêu gần 1,5 tỷ USD trong 11 tháng.

Kết quả, kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng đạt 602 tỷ USD. Trong đó, luỹ kế 11 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 301,7 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 46,7 tỷ USD.

Dự báo về tình hình xuất nhập khẩu năm nay, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, năm 2020, dù chịu ảnh hưởng nặng nề và chưa từng có từ dịch Covid-19, song kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam vẫn đạt trên 545 tỷ USD.

"Dự báo năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế", Bộ trưởng cho hay.

Trên cơ sở đó, các chuyên gia phân tích của VNDirect vô cùng lạc quan về triển vọng của xuất khẩu Việt Nam trong năm 2022 do thương mại toàn cầu được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2022. Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2022 sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác vào năm 2022.

Một yếu tố khác cũng sẽ tác động đến triển vọng của xuất khẩu đó là chi phí vận chuyển. Dự kiến, chi phí vân chuyển sẽ dần bình thường hóa từ cuối năm 2021 nhờ tỷ lệ tiêm phòng cao, cũng như tình trạng thiếu hụt container được giảm thiểu sau khi đơn đặt hàng sản xuất container tăng mạnh kể từ giữa năm 2021. 

Theo đó, chi phí vận tải hạ nhiệt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2022, đặc biệt là sang thị trường Mỹ và châu Âu.

"Chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu của Việt Nam sẽ duy trì tốc độ cao, tăng trưởng 12,5% so với cùng kỳ vào năm 2022. Xuất khẩu sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế Việt Nam vào năm 2022", báo cáo của VNDirect nhận định.

Đồng quan điểm, các chuyên gia phân tích của Agriseco cho biết, xuất khẩu đang tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng tốt trong quý 4/2021 và năm 2022 nhờ nhu cầu quốc tế hồi phục mạnh. Điều này tạo ra nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhóm hàng: Dệt may, Gỗ, Sắt thép, Thủy sản.

Xuất nhập khẩu lập kỷ lục, mặt hàng nào sẽ có tiềm năng tăng trưởng trong năm 2022? - Ảnh 1.

Dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn: VNDirect

Thuỷ sản

Năm 2022, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, thị trường nhập khẩu phục hồi, sự nỗ lực của doanh nghiệp và người nông dân sẽ thúc đẩy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản. 

Ngoài ra, chi phí vận tải đang có xu hướng giảm sau khi tăng cao trong 9 tháng đầu năm 2021, giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiết giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. 

"Những yếu tố này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gia tăng doanh thu cũng như biên lợi nhuận ròng, hứa hẹn một thời kỳ tươi sáng cho ngành, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường", báo cáo VNDirect nhận định.

Dệt may

Các chuyên gia kỳ vọng triển vọng của ngành dệt may Việt Nam vào năm 2022 sẽ phụ thuộc vào sự phục hồi của Hoa Kỳ và E.U. Cụ thể, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu đạt 4,9% vào năm 2022, và nhu cầu dệt may thế giới trong năm 2022 sẽ quay trở lại mức 2019, đạt khoảng 740 tỷ USD. 

Ngoài ra, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 38 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ trong năm 2022; và 43 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ trong năm 2023.

Gỗ

Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu gỗ vẫn tăng trưởng tốt, nhờ sức mua tăng đáng kể từ thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,..

Tính chung 11 tháng năm 2021, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13,2 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 9,9 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Về triển vọng về xuất khẩu của nhóm hàng gỗ, báo cáo của Agriseco nhận định, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất tại Việt Nam và dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Đặc biệt khi khi Việt Nam hiện là lựa chọn hàng đầu cho sự thay thế đồ nội thất Trung Quốc, với vị trí đứng thứ 2 trên thế giới về thị phần xuất khẩu gỗ nội thất. 

Bên cạnh đó, Mỹ cũng áp thuế nhập khẩu lên gỗ nội thất ở Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn tại Mỹ do chiến tranh thương mại.

Ngoài ra, nhu cầu xây dựng bất động sản và sửa chữa nội thất tăng cao sau khi nền kinh tế phục hồi cũng sẽ là một yếu tố thúc đẩy sản lượng tiêu thụ gỗ trên toàn cầu và đặc biệt là các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ.

Sắt thép

Các chuyên gia đánh giá, Nnhu cầu thép của các thị trường xuất khẩu sẽ vẫn ở mức cao cho đến quý 1/2022. Nguyên nhân do các nền kinh tế lớn thúc đẩy giải ngân đầu tư công, đặc biệt là Mỹ. Cụ thể, dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1,2 nghìn tỷ USD ở Mỹ sẽ làm tăng nhu cầu thép khoảng 5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2022-2025. Bên cạnh đó, Trung Quốc giảm sản xuất thép và hạn chế xuất khẩu để đảm bảo mục tiêu giảm phát thải.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
3 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
2 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
2 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
26 phút trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
52 phút trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
22 phút trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
15 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
16 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
17 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".