Xuất nhập khẩu tăng trưởng bất chấp Covid-19, cổ phiếu Logistic “dậy sóng” trong năm 2020

30/11/2020 18:20
Từ đầu năm tới nay, các cổ phiếu trong lĩnh vực này như VSC, GMD, DVP, DXP, SFI, HAH…có mức tăng trưởng hàng chục phần trăm, thậm chí nhiều cổ phiếu đã vượt đỉnh lịch sử.

Năm 2020 diễn ra đầy thách thức với nền kinh tế Thế giới bởi ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Dù vậy, trong bức tranh ảm đạm đó, Việt Nam vẫn trở thành điểm sáng với hoạt động thương mại tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.

Số liệu từ Tổng cục thống kê cho biết trong 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đạt 254,6 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 234,5 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước.

Sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bất chấp ảnh hưởng dịch Covid-19 cùng việc gia nhập nhiều tổ chức, hiệp định thương mại đã khiến giới đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào nhóm cổ phiếu Logistic. Từ đầu năm tới nay, các cổ phiếu trong lĩnh vực này như VSC, GMD, DVP, DXP, SFI, HAH…có mức tăng trưởng hàng chục phần trăm, thậm chí nhiều cổ phiếu đã vượt đỉnh lịch sử.

Xuất nhập khẩu tăng trưởng bất chấp Covid-19, cổ phiếu Logistic “dậy sóng” trong năm 2020 - Ảnh 1.

Cổ phiếu cảng biển tăng "phi mã" trong năm 2020

Dù cổ phiếu đang bứt phá mạnh nhưng không phải doanh nghiệp nào trong lĩnh vực Logistic cũng có KQKD khả quan trong 9 tháng đầu năm. Có thể kể tới như Gemadept khi lợi nhuận 9 tháng đầu năm giảm 32%, Tân Cảng Logistic (TCL) sụt giảm lợi nhuận 15% hay Vận tải Hải An giảm lợi nhuận 9%...Điều này cho thấy đà bứt phá của một số cổ phiếu Logistic đến nhiều hơn từ kỳ vọng hoạt động kinh doanh khởi sắc trong những quý tới khi tình hình Covid-19 được kiểm soát sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa.

Một yếu tố có thể khiến cổ phiếu Logistic tăng mạnh thời gian gần đây đến từ việc thiếu hụt container rỗng. Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), hiện có đến 40% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong việc giao nhận container rỗng tại các nơi tập kết container và khi chủ hàng đến nhận mới được thông báo báo là chưa có. 43% doanh nghiệp cho biết là do bộ phận đặt chỗ với hãng tàu cho thuê container rỗng vượt số lượng cho phép và 17% do bộ phận kinh doanh chưa tiếp cận thuê container rỗng được từ hãng tàu.

VLA cho rằng việc thiếu hụt container rỗng do cuối năm là mùa cao điểm của xuất khẩu, thêm vào đó do Việt Nam là nước xuất siêu. Bên cạnh đó, việc kiểm soát container rỗng của hãng tàu depot chưa tốt cũng đã gây thiếu hụt container ở Việt Nam.

Việc thiếu hụt container rỗng đang khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp không ít khó khăn, nhưng cũng vô tình giúp các doanh nghiệp Logistic gia tăng lợi nhuận khi hàng hóa sẽ phải nằm chờ nhiều ngày hơn ở cảng.

Ngoài ra, giá cước tàu biển trên thế giới những tháng gần đây tăng "phi mã" cũng là yếu tố hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải biển. Theo số liệu từ Freightos, cước phí tàu biển cho một container 40 feet từ Trung Quốc sang bờ Tây nước Mỹ vào cuối tháng 9 lên tới 3.900 USD, cao gần ba lần giá năm trước. Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic (BDI) có phần "hạ nhiệt" so với những tháng gần đây nhưng hiện đang ở mức 1.230 điểm, tăng hơn 40% so với đầu năm.

Xuất nhập khẩu tăng trưởng bất chấp Covid-19, cổ phiếu Logistic “dậy sóng” trong năm 2020 - Ảnh 2.

Chỉ số IBD tăng mạnh so với đầu năm

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi kể trên, đà tăng của nhóm cổ phiếu Logistic thời gian gần đây có thể đến từ kỳ vọng tăng giá bốc xếp hàng hóa container trong bối cảnh giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam đang khá thấp so với các quốc gia trong khu vực.

Theo hiệp hội Dịch vụ Logistic Việt Nam (VLA), việc tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ để đảm bảo quyền lợi cho doan nghiệp là cần thiết. Mục tiêu đến năm 2025, giá xếp dỡ container xuất nhập khẩu tại cảng biển Việt Nam cần phải bằng 60- 70% so với giá xếp dỡ trong khu vực. Đến thời điểm sau 2025 phải tiệm cận bằng giá dịch vụ trong khu vực. VLA cho rằng đầu năm 2021 khi dịch COVID-19 giảm ảnh hưởng là thời điểm thích hợp bắt đầu lộ trình điều chỉnh giá.

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
3 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
3 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
3 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
4 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
4 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.