Xưởng sản xuất khuôn giày thủ công có lịch sử hơn 100 năm tại Nhật Bản phải đóng cửa vì không theo kịp công nghệ in 3D

29/12/2019 09:26
"Tôi sẽ rất nhớ xưởng chế tác Fukui Kutsukigata, nhưng biết làm sao được. Thời thế đổi thay rồi."

Xưởng chế tác Fukui Kutsukigata tọa lạc trên một con phố buôn bán tại phía Bắc thành phố Tokyo, và là một trong những xưởng chế tác tương đối lâu năm còn hoạt động tại Nhật Bản. Tuy nhiên, nhân công cùng máy móc tại đây đang thực hiện những đơn đặt hàng cuối cùng của các hãng sản xuất giày, trước khi đóng cửa hoàn toàn trong vài tháng tới.

Sản phẩm chính của xưởng Fukui Kutsukigata là những chiếc khuôn gỗ theo form bàn chân dùng để làm giày da, vốn được các hãng giày đánh giá cao bởi độ chính xác trên từng sản phẩm. Thời kỳ thịnh vượng nhất của xưởng, họ sản xuất hơn 100.000 chiếc khuôn gỗ mỗi năm. Từ những chiếc khuôn của xưởng, nhiều đôi giày cho những vận động viên nổi tiếng như Ryo Ishikawa hay Keiichiro Fukabori đã thành hình.

Xưởng sản xuất khuôn giày thủ công có lịch sử hơn 100 năm tại Nhật Bản phải đóng cửa vì không theo kịp công nghệ in 3D - Ảnh 1.

Tuy nhiên vài năm trở lại đây, các hãng sản xuất giày dần chuyển sang dùng mẫu khuôn mới được sản xuất bằng công nghệ in 3D, do chúng có độ chính xác cao mà giá thành lại thấp hơn rất nhiều. Vì lý do đó, những đơn hàng của xưởng Fukui Kutsukigata ngày một ít dần. Cuối cùng, chủ tịch Fukui Toshimi, nay đã 88 tuổi, đã đưa ra quyết định đóng cửa xưởng chế tác sau hơn 100 năm hoạt động.

Theo lời kể của ông Toshimi, xưởng chế tác này do cha ông, ông Fukui Chibanosuke thành lập vào năm 1917. Khi đó, Nhật đang trong giai đoạn mở cửa đón nhận văn hóa Tây phương, những bộ đồ kiểu Âu - trong đó có cả giày da - đang rất được ưa chuộng. Chính vì vậy, xưởng chế tác được thành lập để đáp ứng nhu cầu về khuôn giày của thị trường.

Xưởng sản xuất khuôn giày thủ công có lịch sử hơn 100 năm tại Nhật Bản phải đóng cửa vì không theo kịp công nghệ in 3D - Ảnh 2.

Ban đầu xưởng chế tác được đặt tại Asakusa, Tokyo, tuy nhiên nó đã bị phá hủy trong cuộc đánh bom thành phố vào tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên chỉ ít lâu sau đó, xưởng Fukui Kutsukigata đã tìm được một địa điểm mới tại Adachi, phia Bắc Tokyo. Đây cũng là địa chỉ của xưởng chế tác cho tới tận bây giờ.

Thời kỳ hậu chiến tranh, những đôi giày cao gót trở thành mốt của những người phụ nữ Nhật Bản, mang lại một nguồn thu ổn định cho xưởng chế tác với một lượng lớn những chiếc khuôn giày cao gót được đặt hàng. Tuy nhiên, nó vẫn chẳng là gì so với thời kỳ thịnh vượng nhất của xưởng Fukui Kutsukigata vào khoảng giữa thập niên 90, thời điểm mà những đôi giày đế dày theo phong cách nữ ca sĩ Amuro Namie đang làm mưa làm gió. Để bắt kịp xu xướng, những xưởng sản xuất giày cũng ra đủ các mẫu giày với kiểu dáng khác nhau, dẫn đến nhu cầu về khuôn giày trong thời điểm này cũng tăng vọt. Cũng nhờ vậy mà doanh thu của xưởng chế tác Fukui Kutsukigata khi ấy lên đến 500 triệu yên mỗi năm.

"Khi ấy, chúng tôi làm việc quá giờ như cơm bữa," ông Fukui Toshimi bồi hồi nhớ lại.

Xưởng sản xuất khuôn giày thủ công có lịch sử hơn 100 năm tại Nhật Bản phải đóng cửa vì không theo kịp công nghệ in 3D - Ảnh 3.

Ông Toshimi bên những chiếc khuôn gỗ của xưởng

Không giống với những chiếc khuôn giày làm từ nhựa dẻo ngày nay, những chiếc khuôn của xưởng chế tác Fukui Kutsukigata được khắc thủ công từ gỗ bởi những nghệ nhân của xưởng. Việc đào tạo được những nghệ nhân như vậy rất tốn thời gian, nhưng đó cũng chính là đường hướng phát triển mà ông Toshimi lựa chọn kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1980. Ông tin rằng chính những người thợ thủ công tay nghề cao sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công của xưởng trong tương lai.

Kết quả là lòng tin của ông Toshimi đã đặt đúng chỗ, khi mà nhờ việc tập trung đào tạo tay nghề cho những người thợ của xưởng, ông đã có trong tay cả một đội ngũ nghệ nhân để có thể đáp ứng được nhu cầu của cả những khách hàng khó tính nhất. Những hãng sản xuất giày danh tiếng luôn tìm đến Fukui Kutsukigata để làm khuôn cho những đôi giày dành riêng cho các vận động viên đỉnh cấp.

Nhưng đến vài năm trở lại đây, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn.

Xưởng sản xuất khuôn giày thủ công có lịch sử hơn 100 năm tại Nhật Bản phải đóng cửa vì không theo kịp công nghệ in 3D - Ảnh 4.

Những chiếc khuôn sản xuất bằng công nghệ in 3D có độ chính xác cao trong khi giá thành lại rẻ

Với sự phát triển của công nghệ in 3D, người ta giờ đây có thể dễ dàng tạo ra những chiếc khuôn giày với độ chính xác rất cao, trong khi giá lại rẻ hơn rất nhiều so với những chiếc khuôn giày thủ công bằng gỗ do xưởng Fukui Kutsukigata sản xuất. Thời thế đổi thay, xưởng chế tác cũng dần chìm trong những khoản nợ.

Cuối cùng, khi đứa cháu ruột của ông Fukui Toshimi tỏ ý không muốn nối nghiệp gia đình vì cảm thấy xưởng chế tác không có tương lai, ông Toshimi đã đưa ra quyết định sẽ đóng cửa xưởng chế tác hơn 100 năm tuổi này.

"Bán phần đất của xưởng chế tác đi rồi, tôi sẽ có đủ tiền để trả nợ," ông Toshimi trả lời trong một cuộc phỏng vấn. "Cũng đã đến lúc tôi phải làm chuyện này rồi."

Bản thân ông Toshimi đã tìm được người sẵn lòng mua lại phần đất của xưởng chế tác để xây một khu nhà ở, và hai bên vẫn đang trong quá trình đàm phán giá cả.

"Tôi sẽ rất nhớ xưởng chế tác Fukui Kutsukigata, nhưng biết làm sao được. Thời thế đổi thay rồi."

Tham khảo Nikkei

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
10 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.