Ý tưởng lấn đê sát bờ hữu Hồng của Hà Nội là mạo hiểm

07/11/2017 09:36
Theo “Dự án “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn Hà Nội” được UBND TP Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam triển khai, đề xuất đẩy lấn đê bờ hữu ra sát sông Hồng để lấy không gian phát triển đô thị. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại việc làm này quá… mạo hiểm.

Một loạt các tỉnh bị ảnh hưởng

Cụ thể, triển khai Quyết định số 257/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP chỉ đạo Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam thực hiện Dự án “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn Hà Nội”.

Trên cơ sở Quyết định số 257, dự án xây dựng không gian thoát lũ nằm giữa hai tuyến đê chính và không cho phép xây dựng đê bối mới. Số hộ dân cần di dời phục vụ dự án là 2.206 hộ. Quy hoạch đề xuất cho phép nghiên cứu, xây dựng ở 20 bãi sông với tổng diện tích 3.904ha. Mật độ xây dựng được giới hạn ở mức 15% cho 2 bãi và 5% cho các bãi còn lại. Mục tiêu Hà Nội hướng tới là bảo vệ vùng dân cư hiện hữu và thúc đẩy phát triển đô thị ven sông. Hà Nội đề xuất Bộ NN&PTNT xây dựng 7 tuyến giao thông kết hợp đê bao bảo vệ khu dân cư, khu đô thị vùng bãi, với cao trình bảo đảm chống lũ ở mức báo động II (tương ứng cao trình mặt đường ở Trạm thủy văn Hà Nội là 11m). Đó là các tuyến Chu Phan - Đại Độ, Tầm Xá - Xuân Canh, Chương Dương - Xuân Quan...

Trao đổi về ý tưởng này của Hà Nội, GS Vũ Trọng Hồng Chủ tịch Hội Thủy lợi nhận định, nếu TP Hà Nội lùi đê ra bờ sông sẽ tác động đến một loạt các tỉnh thượng lưu và hạ lưu sông Hồng như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình... Các tỉnh này có nguy cơ ngập lụt vào mùa lũ, nguy cơ xói mòn cao. Ngoài ra, việc này ảnh hưởng lớn đến nền nông nghiệp, các cánh đồng ven sông Hồng sẽ bị úng ngập.

Sẽ trình Thủ tướng quy hoạch

Cũng theo GS Vũ Trọng Hồng, các tỉnh, thành phố chung một dòng sông đều phải tuân theo quy định chung của Thủ tướng Chính phủ. Việc lấn đê như đề cập phải được sự đồng ý của Chính phủ và cần phải nghiên cứu kỹ.

“Việc phòng chống lũ lụt vẫn phải nhờ vào đê điều, không thể ỷ lại vào các đập thủy điện bởi bài học đắt giá vừa qua khi hồ Hòa Bình phải xả 8 cửa đáy làm mực nước hạ lưu các sông dâng cao, đe đọa nhiều vùng”, GS Vũ Trọng Hồng cho biết. GS.TS Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam cũng bày tỏ quan ngại, việc xây dựng hai tuyến đường giáp ven sông Hồng có khả năng ảnh hưởng đến khả năng cắt lũ.

Còn GS. Nguyễn Ty Niên, nguyên Cục trưởng Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, Bộ NN&PTNT cho rằng, để có được một tuyến đê đảm bảo tiêu chuẩn thì kinh phí sẽ rất tốn kém, đó là còn chưa kể vị trí lấn đê như thế nào. Bên cạnh đó, việc lấn đê ra sát bờ sông Hồng cũng đồng nghĩa với việc hành lang thoát lũ bị thu hẹp sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xả lũ, thoát lũ từ thượng nguồn.

Liên quan đến lo ngại của các chuyên gia, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, ông Chu Phú Mỹ cho rằng, ý tưởng lấn đê ra sát bờ sông Hồng là quan điểm của Hà Nội. Hiện tại, Sở đang phối hợp thực hiện lập Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình theo Quyết định số 257/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

“Nếu đẩy ra sát bờ sông thì đê cũ vẫn được để nguyên, không phá bỏ. Song, để thực hiện được điều này phải có sự đồng ý của Thủ tướng. Hiện, chúng tôi mới đang làm quy hoạch để trình lên”. Được biết, tại buổi làm việc giữa Bộ NN&PTNT và UBND TP Hà Nội liên quan đến Quy hoạch này, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng chưa bày tỏ quan điểm về đề xuất của Hà Nội. Ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Bộ chỉ có quan điểm khi Thủ tướng Chính phủ cho phép Hà Nội được điều chỉnh Quy hoạch.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
3 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
4 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
4 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
5 giờ trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
5 giờ trước
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá quy đổi từ 60 triệu đồng.
Nóng: Dừng đấu giá 26 thửa đất huyện Đan Phượng
5 giờ trước
Phiên đấu giá đất tại huyện Đan Phượng vào ngày 5/10 tới sẽ phải tạm dừng sau 5 ngày có thông báo mời người tham gia.
Chưa phải Việt Nam, đây mới là quốc gia tiếp theo được chọn để sản xuất iPhone 16 sau Trung Quốc, Ấn Độ
10 giờ trước
Quốc gia này cũng sẽ đón sản phẩm iPhone 16 sớm hơn khoảng 3 tuần so với trước đây nhờ sản xuất nội địa.